Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN
Thời Ông Cọp còn tha heo rừng về phủ phục trước mộ ân nhân mỗi năm một lần nhân ngày giỗ kỵ; hay chuyện người đi biển gặp nạn, được Cá Ông đưa lưng cõng vào bờ cứu mạng...
Cứ mỗi lần kể xong, bà sẽ dặn dò rằng, đến cọp còn biết nhớ ơn, và những người hiền lành thường hay được cứu giúp.
Sau này khi bà nội qua đời, tôi mới biết bà không biết chữ. Tuổi thơ của bà cơ cực trên đồng ruộng, chiến tranh loạn lạc làm con đường đến với chữ ngày một xa xôi.
Mặc dù không được học nhưng bà tôi có khả năng thuộc làu làu truyện thơ Lục Vân Tiên và những lời ru, câu ca dao, điệu lý. Những đứa con lớn lên trong vòng tay bà nội vẫn quen nếp dạy của mẹ, yêu từng câu ca dao, từng đàn lòng ròng đỏ ao đang bơi theo cá mẹ...
Thái độ sống nhân nghĩa ấy không hề được dạy bài bản giáo khoa, mà được trao truyền từ bà già góa, không một chữ bẻ đôi; chỉ răn con bằng chuyện xưa vẫn đong đầy yêu thương, sức sống.
Bởi đâu bà nội tôi, và cả những bà má miền quê lam lũ năm xưa, lại có giàu "sáng kiến kinh nghiệm" đến như vậy?
Phải chăng người xưa có nhiều thì giờ quan sát từng cử chỉ, hành động của con để kịp thời uốn nắn? Phải chăng những bài dạy "không giáo án" của bà nội và những người mẹ khác là dạy con mình biết yêu. Yêu một cách chân thật, hồn nhiên. Yêu một cách tha thiết và mãnh liệt.
Trẻ con ngày xưa lên chín lên mười đã biết làm việc phụ giúp gia đình. Đứa "trổ giò" đi chăn trâu; đứa "trọng trọng" đi cắt cỏ cho bò; đứa mới lớn giữ em cho ba mẹ đi ruộng đi rẫy.
Những đứa trẻ hồn nhiên phụ giúp cha mẹ không chút dùng dằng, né tránh. Trẻ con lăn lộn trên đồng ruộng, làm bạn với thiên nhiên và cũng nhận từ thiên nhiên biết bao bài học quý giá.
Mọi thứ tự nhiên xung quanh trở thành một ngôi trường. Thời khóa biểu là trời nắng, trời mưa, nước rong, nước kém, mùa cày, mùa sạ, mùa cấy, mùa cắt, mùa đốt đồng...
Mùa nước nổi dạy trẻ con biết lội trước khi đến trường. Mùa mưa dạy chúng nhìn mây, chuồn chuồn nhận biết mưa sẽ to hay nhỏ.
Không lạ gì trẻ con ngày xưa yêu quê hương da diết, yêu từ con trâu già nghé ọ mỗi đêm khuya, yêu từ bến sông có cây dừa ngả ngày nào cũng ra đó tắm, hay yêu cái cà ràng của mẹ, lùi củ khoai vào tro bếp để sáng ăn rồi đi học...
...Một ngày quan trọng, tôi đưa con vào lớp 1. Đứa nhỏ được ba mang chiếc balô đưa đến tận lớp học, tận chỗ ngồi. Con trẻ đi thong dong, không biết rằng chiếc balô đựng rất nhiều sách vở mà đôi vai của con sẽ mỏi nhừ khi khoác lên.
Rồi tôi nửa mừng nửa tủi khi mấy câu ca "O tròn vo như quả trứng gà", con đã biết từ hồi học mầm non nhưng có biết thắc mắc rằng trứng gà đâu có tròn vo? Và có khóc khi nhớ đến con dế lửa sau nhà, sáng nay con quên cho nó chút nước uống vào trong chén?
Giờ học đã đến, chiếc cổng trường khép lại. Tôi đứng bên ngoài rồi thầm ước ao con mình bên cạnh con chữ và những bài học thuộc lòng ở lớp sẽ biết được nhiều thứ nữa.
Những câu chuyện kể của bà, những cây cỏ quanh nhà và tiếng gáy ò ó o của con gà trống tơ đang tập làm thơ, nơi cửa sổ ngó ra cánh đồng vương khói rơm chiều, bên rìa thành phố đầy tiếng xe và khói bụi...
Phải chăng người xưa có nhiều thì giờ quan sát từng cử chỉ, hành động của con để kịp thời uốn nắn? Phải chăng những bài dạy "không giáo án" của bà nội và những người mẹ khác là dạy con mình biết yêu. Yêu một cách chân thật, hồn nhiên. Yêu một cách tha thiết và mãnh liệt.
TTO - LTS: TS Đặng Minh Chưởng, người sáng lập một hệ thống trường mầm non ở Nghệ An và cũng là người cha của 4 con nhỏ, chia sẻ việc mình làm mỗi sáng sớm khi con thức giấc, tạm biệt con ở cổng trường và đón con về nhà.
Xem thêm: mth.1634502231301202-aohk-oaig-hcas-gnohk-gnourt-iogn/nv.ertiout