vĐồng tin tức tài chính 365

Mở tuyến tàu biển Đà Nẵng - Lý Sơn: Dễ hay khó?

2021-03-14 10:51
Mở tuyến tàu biển Đà Nẵng - Lý Sơn: Dễ hay khó? - Ảnh 1.

Nhóm bạn chụp ảnh ở cổng Tò Vò Lý Sơn - một vòm đá nham thạch tự nhiên đẹp nhất Việt Nam - Ảnh: T.T.D.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có công văn chỉ đạo về việc mở tuyến đường thủy này. Chủ trương được UBND tỉnh Quảng Ngãi thông qua vào ngày 7-3. 

Trả lời báo chí, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho rằng: "Tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn là cần thiết bởi du lịch liên kết vùng miền không thể cục bộ địa phương, gây khó cho kết nối. Lý Sơn là đảo tiền tiêu, có ý nghĩa rất lớn về chủ quyền, càng nhiều du khách đến càng tốt. Khách đi từ Đà Nẵng vào Lý Sơn bằng đường thủy góp phần tăng lượt du khách cho đảo, góp phần tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào ngân sách chung".

Trong khi đó, theo Sở GTVT Quảng Ngãi, năng lực vận tải đường thủy của tỉnh đang có thừa, vượt xa so với nhu cầu đi lại của người dân, du khách. Với lượng hành khách đi lại trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn ngày thường chỉ cần 2/6 tàu hoạt động (150 - 200 khách), cuối tuần tăng gấp đôi. Chỉ dịp lễ, tết các tàu mới hết công suất (2.000 - 3.000 khách/ngày).

Nhưng cũng có ý kiến lo rằng thêm tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn thì cung càng vượt cầu. Sân bay Chu Lai càng ít khách du lịch hơn. Quảng Ngãi mất khách và mất nhiều nguồn thu dịch vụ khác từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống đến tham quan.

Hiện tại, đường thủy từ Sa Kỳ đi Lý Sơn chỉ 24km đường biển mà nhiều khách còn chịu không nổi, có mùa tàu không chạy được. Đường bộ Đà Nẵng - Sa Kỳ 152km, xe đi khoảng 2 giờ 30 phút. Từ Sa Kỳ đi tàu ra Lý Sơn mất 30 phút nữa. Tổng cộng mất khoảng 3 giờ. Nếu đi tàu thủy từ Đà Nẵng ra Lý Sơn khoảng 150km, tàu cao tốc cũng phải mất 4 giờ. Chi phí đầu khách của tàu biển gấp 5 lần ôtô, hành trình cũng vất vả. Dọc đường xe có thể dừng check in, ngắm cảnh. Tàu biển chỉ có trời và mênh mông nước.

Mở tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn quá dễ, nhưng có dễ đạt hiệu quả kinh tế? Du lịch tàu biển là những du thuyền cao cấp, dành cho khách thượng lưu. Thị phần này, Lý Sơn và cả Quảng Ngãi chưa thể đón khi chưa có dịch vụ tương ứng.

Lý Sơn có mật độ dân số cao nhất trong các huyện đảo, 2.134 người/km2, cao gấp 7 lần Phú Quốc (350 người/km2), gần bằng Hà Nội (2.398 người/km2). Chưa kể nguồn nước hạn chế, giữ Lý Sơn khỏi ô nhiễm môi trường cũng là chuyện cần lưu tâm hàng đầu.

Để phát triển bền vững, Lý Sơn nên quy định lượng du khách ra đảo. Vấn đề là tăng dịch vụ, tăng doanh thu theo đầu người, chứ không chỉ tăng lượng khách. Nếu dịch vụ kém sẽ tạo ấn tượng xấu về đảo tiền tiêu. Khách ít hơn nhưng chi tiêu nhiều hơn, cả người dân, Nhà nước và môi trường đều được lợi. Và cần kết nối Lý Sơn với tuyến điểm khác trong tỉnh bởi tài nguyên du lịch Quảng Ngãi không chỉ có mỗi đảo Lý Sơn.

* Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh: Cần tính toán chặt chẽ

Vùng ven biển từ Đà Nẵng vào Quảng Ngãi tuyệt đẹp nếu nhìn từ biển vào, đủ cảnh quan để mở tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn. Tuy nhiên, ý tưởng tốt cho khu vực, cho tương lai không có nghĩa là đưa vào thực tế hoạt động sẽ tốt. Tuyến đường biển dài sẽ rất khó cho du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp nếu phương tiện không đảm bảo. Cần phải tính đến sức chứa của huyện đảo Lý Sơn.

Ý tưởng này cần bàn thảo thêm là ai sẽ khai thác tuyến này, sử dụng phương tiện như thế nào? Tôi ủng hộ ý tưởng nhưng không ủng hộ hoạt động nếu chưa có phương án bảo tồn, khai thác và quyền lợi của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp liên quan.

10 năm trước, khi chúng tôi nghiên cứu bảo tồn sinh học biển, thấy con cá gì quý chúng tôi kêu gọi bảo tồn và đề xuất ra lệnh cấm đánh bắt, đưa vào sách đỏ. Nhưng cách cấm, kêu gọi ấy bây giờ nhìn lại là quá sai, quá lạc hậu. Bởi cuộc sống của người dân còn khó khăn, cấm ngăn chẳng khác nào bóp ngặt sinh kế. Muốn bảo tồn phải đi vào dân. Như đảo bé Lý Sơn, Cù Lao Chàm chính người dân bảo vệ san hô, cá tôm để đa dạng sinh học, chứ không phải cơ quan nhà nước.

Nói chuyện đó để nói về đề xuất tuyến Đà Nẵng - Lý Sơn vẫn còn thời gian để chúng ta tính toán làm sao cho tốt nhất, hiệu quả nhất, không nên cấm nhưng cũng không quá hồ hởi mở tuyến khi chưa có tính toán chặt chẽ.

* Ông Nguyễn Thanh Phong (giám đốc Công ty TNHH vận tải hành khách Chín Nghĩa): Thách thức với du khách

Chúng tôi đang có tàu vận chuyển hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn. Hiện tại có 6 tàu của 4 đơn vị ở tuyến này, nhìn chung đều hết sức khó khăn. Tàu chạy hôm nay thì 4 ngày sau mới hoạt động trở lại. Nhiều khi lợi nhuận bằng 0, nếu vay ngân hàng phải gồng mình trả lãi.

Theo tôi, ý tưởng mở tuyến biển Đà Nẵng - Lý Sơn rất tốt nhưng sẽ khó khi đưa vào hoạt động. Thời gian đi 4 - 5 tiếng là thách thức đối với người ít khi đi biển. Du khách đi du lịch muốn thỏa mọi giác quan. Nhưng đi tàu biển di chuyển trong thời gian dài sẽ rất mệt. Hiện tại, phần lớn du khách đi từ Sa Kỳ - Lý Sơn chỉ mất 25 - 45 phút nhưng nhiều du khách phải mất thời gian nghỉ ngơi cả buổi để hồi phục sức khỏe.

Theo tôi, ý tưởng tuyến Đà Nẵng - Lý Sơn là một tính toán dài hơi thích hợp cho một "siêu thuyền", phục vụ những du khách cấp cao.

Mở tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn: Sở từ chối, UBND Quảng Ngãi lại ủng hộMở tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn: Sở từ chối, UBND Quảng Ngãi lại ủng hộ

TTO - Dù Sở Giao thông vận tải tham mưu không đồng ý mở tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi lại đồng ý bởi kết nối du lịch vùng miền và chủ quyền Tổ quốc.

Xem thêm: mth.65951351231301202-ohk-yah-ed-nos-yl-gnan-ad-neib-uat-neyut-om/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mở tuyến tàu biển Đà Nẵng - Lý Sơn: Dễ hay khó?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools