Như vậy, với mức tăng này, giá hồ tiêu trong tuần này đã tăng thêm gần 20.000 đồng/kg so với cùng thời điểm tháng 2.2021.
Giá tiêu cao nhất tại Bà Rịa Vũng Tàu, bán ra ở mức gần 73.000 đồng/kg (trong tháng 2.2021 giá chỉ khoảng 53.000-55.000 đồng/kg); giá tiêu tại Bình Phước cũng đã ở mức xấp xỉ 72.000 đồng/kg.
Điều đáng nói là mặc dù giá hồ tiêu đang tăng sốc từng ngày, nhưng người trồng tiêu đang có tâm lý neo hàng lại chưa bán vội. Các thương lái cũng tỏa đi các tỉnh ôm hàng găm lại, chờ giá tăng thêm. Điều này càng khiến nguồn cung hồ tiêu thiếu cục bộ tại thời điểm hiện tại.
Việc khan hiến nguồn cung đã đẩy giá hồ tiêu lên cao khiến giới xuất khẩu hồ tiêu đang như ngồi trên đống lửa vì đã đến hạn giao hàng nhưng chưa gom đủ số lượng. Tình trạng găm hàng này có nguy cơ tạo tình trạng “sốt ảo” khiến giá càng tăng cao hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam.
Tuy nhiên, giới kinh doanh hồ tiêu cũng chung nhận định: Thực tế nguồn cung hồ tiêu đang thiếu, bởi, sau 2 năm “ngấm đòn” vì hồ tiêu rớt giá, nhiều hộ trồng tiêu đã phá bỏ nhiều diện tích hồ tiêu bởi không còn nguồn vốn để đầu tư, duy trì chờ giá tiêu tăng trở lại.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) nhận định: Giá tiêu tăng trở lại vì nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia tăng cao, trong khi đó nguồn cung giảm bởi nhiều, có những vùng diện tích hồ tiêu đã bị bỏ chặt bỏ, giảm tới 50%.
Nguồn cung khan hiếm trong khi giá tiêu lên cao là nguyên nhân chính làm giá hồ tiêu bật tăng hiện nay. Các thương nhân cũng đang kỳ vọng giá tiêu có thể cán mốc 100.000 đồng/kg trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam khuyến nghị người trồng tiêu nên cân nhắc, bởi trong bối cảnh COVID-19 hiện nay, cán cân cung - cầu rất khó đoán định. Các đại lý thu gom cũng cần thận trọng, không nên ồ ạt ôm hàng, găm hàng, nếu giá hồ tiêu bất ngờ quay đầu giảm thì thiệt hại sẽ rất lớn.
Xem thêm: odl.679888-hnid-aig-cum-ohc-gnah-mag-cut-peit-nav-ial-gnouht-cos-gnat-ueit-oh-aig/et-hnik/nv.gnodoal