Các dự án phá rừng lấy đất làm nông nghiệp khiến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp - Ảnh: REUTERS
Trong số đó, 34% các cánh rừng đã biến mất hoàn toàn và 30% đang suy thoái ở mức độ đáng kể. Từ năm 2002-2019, diện tích rừng mưa mất đi tương đương lãnh thổ nước Pháp.
Theo RFN, nguyên nhân chủ yếu là do việc khai thác quá mức tài nguyên rừng nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế như khai thác khoáng sản, làm nông nghiệp, xây dựng công trình, đô thị hóa…
Rừng mưa nhiệt đới từng bao phủ 14,5 triệu cây số vuông, tương đương 13% bề mặt Trái đất. Hiện tại chỉ 1/3 trong số đó còn nguyên vẹn, nhưng cũng đang dần đạt đến những giới hạn chịu đựng. Trong các cánh rừng còn lại, 70% phân bố ở Brazil, Peru, Colombia, Papua New Guinea và Congo.
Anders Krogh - tác giả của báo cáo và là cố vấn đặc biệt của RFN - cho biết mất rừng đồng nghĩa giảm khối lượng lưu trữ carbon, suy yếu khả năng "làm mát" Trái đất, làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu. Rừng mưa cũng là "nhà" của hơn một nửa sinh vật trên thế giới, đa dạng hơn bất kỳ nơi nào khác.
Phá rừng nguyên sinh ở Indonesia - Ảnh: REUTERS
Ông cảnh báo mất rừng mưa nhiệt đới có thể khiến thế giới đối mặt với những đại dịch nguy hiểm khác trong tương lai. Nạn phá rừng hàng loạt đã "xâm phạm" cơ chế bảo vệ virus của tự nhiên, để lại những rủi ro về các mầm bệnh mới lây lan từ động vật sang người.
Krogh cho biết dù còn ít ỏi nhưng số rừng mưa nhiệt đới còn lại vẫn đang liên tục bị lạm dụng vì con người vẫn "thèm muốn" đất đai và các nguồn tài nguyên. Vấn đề hiện tại là sự cam kết và mức độ quyết liệt của các chính phủ trong việc cân bằng phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường tự nhiên.
Vừa qua, Liên Hiệp Quốc cũng ra một tuyên bố chung công nhận "quyền có một môi trường trong lành" của các quốc gia. Đây là tuyên bố đầu tiên ở cấp độ toàn cầu về quyền cơ bản của tự nhiên.
Tuyên bố nhấn mạnh: các quốc gia hầu hết đang đối mặt với ba cuộc khủng hoảng môi trường gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và vấn nạn ô nhiễm. Trong khi đó, các thế hệ hiện tại và tương lai đều cần được sống trong một môi trường trong lành.
"Sự công nhận toàn cầu về quyền có môi trường trong lành sẽ hỗ trợ các nỗ lực giúp có một môi trường thế giới lành mạnh và đem lại công bằng xã hội cho tất cả mọi người", tuyên bố viết.
TTO - Người đàn ông lội nước đội tấm nệm trên đầu. Phụ nữ chở nồi niêu, xoong chảo trên chiếc xuồng cũ kỹ. Mấy thanh niên vội vã đắp con đê cát ngăn nước tràn vào các túp lều vách đất bị thủng...
Xem thêm: mth.41494233161301202-nev-neyugn-noc-tad-iart-nert-iod-teihn-aum-gnur-3-1-ihc/nv.ertiout