vĐồng tin tức tài chính 365

'Có tâm, có tầm là bệ phóng để cống hiến'

2021-03-16 16:06

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn đối thoại trực tuyến với đoàn viên, thanh niên - Ảnh: NAM TRẦN

Buổi đối thoại có sự tham gia của lãnh đạo các ban, bộ, ngành và gương mặt trẻ, tài năng trẻ Việt Nam.

70 điểm cầu trực tuyến trên cả nước tham gia đối thoại

Nói về từ khóa "niềm tin" trong chủ đề của chương trình, anh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng sau 90 năm, Đoàn, Hội và các tổ chức thanh niên phải bám sát các định hướng, chỉ đạo quan điểm của Đảng, gần gũi thanh niên, sát hơn với đời sống của thanh niên, gắn với phát huy, chăm lo, bồi dưỡng thanh niên để có lớp thanh niên có trí tuệ, kiến thức, sức khỏe, năng lực, hội nhập, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, phải có sự đồng hành của nhân sĩ, văn nghệ sĩ, người có ảnh hưởng trong xã hội… 

Mỗi người trẻ phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm, vị trí của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Khi nhận thức đầy đủ, tôi tin mỗi bạn trẻ sẽ có ước mơ, hoàn thiện bản thân.

Anh Nguyễn Anh Tuấn

Chị Nguyễn Thị Diệp Anh (bí thư Đoàn phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) đặt câu hỏi 3 phong trào hành động, 3 chương trình đồng hành của Đoàn có mức độ triển khai, phạm vi ảnh hưởng, tác động đến thanh niên như thế nào. 

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết trước bối cảnh, tình hình thanh niên biến động, thay đổi nhanh, rất khó có phong trào chung phù hợp từng đối tượng, do đó phải có phong trào nhánh để triển khai từng đối tượng cụ thể.

Đánh giá 3 phong trào cách mạng, 3 chương trình hành động đã được triển khai rộng khắp, đồng đều đến các cấp bộ Đoàn, các đối tượng thanh niên trong và ngoài nước. Có những phong trào còn hạn chế, như Tuổi trẻ sáng tạo là phong trào mới, ban đầu thanh thiếu nhi phải mất thời gian để hiểu nội hàm và tham gia.

Hiện nay, Đoàn đang thành lập tổ công tác để xây dựng khung đề cương xây dựng văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, sẽ chú trọng đến 4 nội dung: nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chương trình hành động của Đoàn để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng XIII; triển khai Luật thanh niên; tình hình thanh niên và đất nước trong bối cảnh mới; xu hướng chuyển đổi số tác động mạnh mẽ đến công tác Đoàn trên tất cả lĩnh vực.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trong buổi đối thoại - Ảnh: NAM TRẦN

Từ Huế, bạn Đặng Vân Anh đặt câu hỏi về những định hướng, vấn đề, cơ chế mới dành cho thanh niên trong chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết chiến lược này chưa được ban hành, nhưng Trung ương Đoàn đang tham mưu đề xuất đề án chính sách cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng trong nghị quyết Đại hội Đảng XIII, tạo điều kiện cho sự hoạt động của tổ chức Đoàn.

Đoàn đang trong quá trình tham mưu một số đề án trong chiến lược này, như đề án phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, trọng dụng thanh niên tài năng; đề án hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp...

Trên cơ sở nghị định mới liên quan đến chính sách thanh niên tình nguyện, thanh niên xung phong, Đoàn mong muốn lập quỹ hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng để kịp thời hỗ trợ các sáng kiến tình nguyện vì cộng đồng.

Trả lời thêm vấn đề này, anh Nguyễn Ngọc Lương, bí thư Trung ương Đoàn, chia sẻ đến thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao Bộ Nội vụ chủ trì, chuẩn bị dự thảo chiến lược mới 2021 - 2030 trên cơ sở kế thừa chiến lược 2011 - 2020 và xác lập một số nguyên tắc mới.

Nguyên tắc đó dựa trên việc cố gắng cổ vũ, phát huy tốt nhất tiềm năng, sự sáng tạo của thanh niên trên từng lĩnh vực; ban hành chiến lược mới tạo sự đồng thuận của các cấp các ngành để chăm lo, hỗ trợ đồng hành với thanh niên, đặc biệt thanh niên vùng sâu vùng xa, thanh niên yếu thế; xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, có kỹ năng, hội nhập tốt, sẵn sàng dấn thân…

Những người trẻ là người khai phá, tiên phong, thay đổi

Anh Trần Thiện Quang (chủ tịch Hội sinh Việt Nam tại Hàn Quốc) hỏi, nhiều du học sinh mong muốn về nước lập nghiệp có băn khoăn môi trường làm việc, đãi ngộ. Tổ chức Đoàn có giải pháp nào thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao?

Anh Nguyễn Anh Tuấn trả lời: "Rào cản biên giới không lớn nữa, nên ở nước ngoài chúng ta vẫn có thể tiếp tục đóng góp đất nước. Các bạn về nước sẽ đóng góp nhiều hơn, cụ thể hơn. Điều kiện ở Việt Nam hiện rất tốt. Nhiều nhà khởi sự doanh nghiệp, nhà khoa học lớn làm việc cho các tập đoàn lớn". 

Anh cũng cho rằng, chính những người trẻ là người khai phá, tiên phong, thay đổi, nếu chờ đợi sẽ không có ai đi đầu để đóng góp, cống hiến.

TS. Lê Duy Anh - ĐHQG Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Bổ sung phần trả lời cho trăn trở này, TS. Lê Duy Anh (Đại học Quốc gia Hà Nội) - một người đã có 10 công tác nước ngoài rồi trở về Việt Nam - cho biết, đây không phải câu hỏi mới, các thế hệ sinh viên Việt Nam nước ngoài luôn đặt câu hỏi này.

"Nếu bạn thực sự có tâm, có tầm, đây là bệ phóng để khi về Việt Nam. Không có gì ngăn cản thành công của các bạn. Đảng và Chính phủ luôn tạo điều kiện cho các bạn phát triển".

Chung sức giải bài toán mở đường cho sản phẩm của thanh niên

Từ Điện Biên, chị Vừ Thị Lý chia sẻ, hiện nay phần lớn sản phẩm nông nghiệp đều là những sản phẩm thô sơ, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Chị đặt câu hỏi: Đoàn có giải pháp gì hỗ trợ thanh niên nông thôn tiếp cận kỹ thuật và công nghệ, tham gia phát triển kinh tế?

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết đây cũng là trăn trở của Đoàn nhiều năm qua. Hiện nay Đoàn đang tập trung hỗ trợ các đối tượng thanh niên khởi nghiệp, như sinh viên, học sinh; doanh nhân trẻ khởi nghiệp; thanh niên nông thôn.

Đoàn có 5 giải pháp đang và sẽ làm trong thời gian tới, như tiếp tục các hoạt động tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, kiến thức cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế; khơi thông nguồn vốn ưu đãi, chính sách để các bạn tiếp cận dễ dàng trong quá trình khởi nghiệp.

Với các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, chưa có sức cạnh tranh hay con đường đi của sản phẩm ra thị trường chưa bài bản, Đoàn phối hợp với các ban, bộ ngành có chương trình Mỗi xã một sản phẩm hỗ trợ thanh niên. 

Anh nhắn nhủ bạn trẻ, nếu có sản phẩm cụ thể có thể gọi đến Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn để được hỗ trợ, tiếp cận số để quảng bá sản phẩm, làm cho sản phẩm của mình đẹp hơn.

Đoàn sẽ hỗ trợ kết nối các thanh niên khởi nghiệp với nhau để trở thành đối tác, thị trường của nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong khởi nghiệp.

"Đoàn luôn chào đón các đội nhóm tình nguyện", anh Nguyễn Anh Tuấn - Ảnh: NAM TRẦN

Quyết tâm "trả nợ" cộng đồng khởi nghiệp

Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2019 Lê Anh Tiến đề nghị Bí thư thứ nhất đánh giá về những vấn đề Đoàn đã thực hiện được trong hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tiếp cận nguồn vốn, trang bị kiến thức kỹ năng khởi nghiệp và hướng đi sắp tới của Đoàn.

Anh Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ, trong đề án hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2022, Đoàn đã đưa ra 5 nhóm giải pháp lớn, trong đó giải pháp về nguồn vốn, trang bị kiến thức, kỹ năng, tư vấn là giải pháp hết sức quan trọng.

Với với nguồn vốn, anh chỉ ra có 4 nguồn vốn cơ bản, gồm tín dụng chính sách và chương trình quốc gia giải quyết việc làm (vốn 120); các quỹ thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư; nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại nằm trong các chương trình tín dụng ưu đãi mà Chính phủ đã quyết định; nguồn vốn từ UBND địa phương ủy thác vào quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

Anh thông tin, hiện có khoảng 28 ủy ban các tỉnh, thành phố đã có vốn ủy thác cho Đoàn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đặc biệt TP.HCM là 300 tỉ, tạo cơ chế về mặt nguồn vốn hỗ trợ rất nhiều cho thanh niên khởi nghiệp tiếp cận.

Đoàn nhận thấy tự đào tạo cho nhau mới quan trọng. Những câu chuyện của anh chị đi trước là cảm hứng, kinh nghiệm tốt cho thanh niên khởi nghiệp.

Thời gian tới, Đoàn quyết tâm "trả nợ cộng đồng khởi nghiệp", đó là ra mắt Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, mong muốn có cơ chế trợ vốn, kết nối cho cộng đồng khởi nghiệp.

Anh Bùi Quang Huy, bí thư Trung ương Đoàn - Ảnh: NAM TRẦN

"Cùng sống chung với lũ"

Anh Nguyễn Xuân Hoàn, phó Bí thư Thường trực Ban Cán sự Đoàn tại Liên bang Nga, đặt câu hỏi: Tổ chức Đoàn các cấp cần làm gì để nâng cao nhận thức và hành động của đoàn viên, thanh niên, đấu tranh phản bác với các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trong tình hình mới, nhất là trên mạng Internet?

Anh Bùi Quang Huy - bí thư Trung ương Đoàn - cho biết, các phần tử xấu sử dụng phương thức nào thì chúng ta "sống chung với lũ", sử dụng các phương thức tương tự để xử lý. Phương thức tiếp cận phải đa dạng, tiếp cận nhiều đối tượng thanh niên.

Anh Nguyễn Anh Tuấn nhận định đây cũng là việc của từng Đoàn viên, Đảng viên… "Sự kiện nào có đầy đủ 6,3 triệu đoàn viên lên tiếng chắc chắn sẽ đánh bại các luận điệu xấu", anh nói.

Lớp cán bộ Đoàn mớiLớp cán bộ Đoàn mới

TTO - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh trong bối cảnh mới, Đoàn phải đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động để đáp ứng đòi hỏi của đất nước.

Xem thêm: mth.53892440161301202-neih-gnoc-ed-gnohp-eb-al-mat-oc-mat-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Có tâm, có tầm là bệ phóng để cống hiến'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools