Điều này phù hợp với chiến lược tăng mạnh chất lượng tăng trưởng cũng như dần giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghệ từ các nước phương Tây. Từ những vùng trọng điểm như vậy, công nghệ cao nhanh chóng lan ra các địa phương.
Theo kế hoạch phát triển 5 năm 2021 - 2025, Khu Kinh tế - Công nghệ TP Bắc Kinh đầu tư mạnh cho 4 khu công nghiệp mới, mỗi khu công nghiệp được đầu tư hàng chục tỷ USD. Năm 2020, khu này đã đạt doanh số hơn 31 tỷ USD.
Beijing Benz là một liên doanh giữa một Công ty Baic Moto Trung Quốc và Mercedes-Benz tại Khu Kinh tế Công nghệ Bắc Kinh. Cứ 45 giây, Beijing Benz cho ra đời 1 chiếc ô tô chất lượng cao, ô tô điện bán khắp Trung Quốc và xuất khẩu.
Những khu công nghiệp công nghệ cao là mũi nhọn tạo nên đột phá cho tham vọng tự chủ về công nghệ cao.
"Trong 5 năm gần đây, chúng tôi đạt gần 15,5 tỷ USD giá trị sản lượng. Hạ tầng sản xuất và hệ sinh thái công nghệ ở đây ngày càng đồng bộ và hiện đại nên công ty phát triển rất tốt", ông Chen Wei, Phó Chủ tịch Tập đoàn Beijing Benz, cho biết.
"Với sự đầu tư mạnh cho công nghệ cao, đây sẽ là sức bật mới cho tăng trưởng chất lượng cao của TP Bắc Kinh và vùng kinh tế Bắc Kinh - Hà Bắc - Thiên Tân trong mấy năm tới", ông Wang Shao Feng, Lãnh đạo Khu Kinh tế Công nghệ Bắc Kinh - Trung Quốc, nhận định.
TP Tô Châu, tỉnh Giang Tô được xác định là vùng trọng điểm mới công nghệ cao với mũi nhọn điện tử, trí tuệ nhân tạo, dược phẩm sinh học. Sẵn lợi thế với trên 40 viện nghiên cứu cấp quốc gia, lao động chất lượng cao lại được đầu tư mạnh nguồn vốn cho công nghệ, năm qua khu công nghiệp Tô Châu đã cán mốc 45 tỷ USD.
Công nghệ cao được xem là động lực mới cho tăng trưởng của Trung Quốc.
"Năm nay chúng tôi được đầu tư Trung tâm Dược phẩm sinh học quốc gia và công nghệ bán dẫn thế hệ thứ ba. Chúng tôi đang dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực hơn, về mặt đổi mới", ông Li Jiang, Phó Giám đốc Khoa học Công nghệ - Khu Công nghiệp Tô Châu - Trung Quốc, cho hay.
Theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, cuối năm 2025, Chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển R&D là 580 tỷ USD, vượt con số mà Mỹ đầu tư cho R&D năm 2018. Theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc lo ngại các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể cắt đứt tiếp cận các công nghệ cốt lõi. Những khu công nghiệp công nghệ cao là mũi nhọn tạo nên đột phá cho tham vọng tự chủ về công nghệ cao.
Công nghệ cao được xem là động lực mới cho tăng trưởng của Trung Quốc. Nó không chỉ phù hợp với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các nước lớn, mà còn đáp ứng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người dân Trung Quốc.
VTV.vn - Thống kê cho thấy, các chỉ số đều tăng trưởng mạnh nhưng các chuyên gia đánh giá sự phục hồi kinh tế Trung Quốc chưa đồng đều và chưa có nền tảng vững chắc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.55902146161301202-oac-ehgn-gnoc-meid-gnort-gnuv-ohc-ut-uad-yat-hnam-couq-gnurt/et-hnik/nv.vtv