300 tỉ đồng (xấp xỉ 15 triệu USD) là một con số "khủng" với phim Việt hiện nay, nhưng thực ra doanh thu đó vẫn còn quá thấp so với tiềm năng thị trường hiện có.
Trong khi đó, bộ phim dẫn đầu doanh thu tết năm nay của Trung Quốc là Hi, Mom (Xin chào Lý Hoán Anh) của nữ đạo diễn Giả Linh đã chạm mốc doanh thu 800 triệu USD, trở thành phim Hoa ngữ ăn khách thứ 2 mọi thời đại và lọt vào tốp 100 phim có doanh thu cao nhất toàn cầu.
Hàn Quốc, đất nước có 50 triệu dân nhưng có 20 phim nội địa của điện ảnh nước này đạt trên 10 triệu lượt vé. Nếu tính số phim bán từ 5 triệu lượt vé trở lên thì con số là… 80 phim.
Lâu nay các bộ phim ăn khách của điện ảnh Việt Nam: một là vay mượn từ kịch bản hay của điện ảnh nước ngoài (Em là bà nội của anh, Tháng năm rực rỡ, Tiệc trăng máu); hai là những bộ phim giải trí có tính ngoại lai, vẫn nặng về bắt chước các bộ phim của phương Tây hoặc châu Á; ba nữa là các bộ phim hài nhảm, kinh dị hoặc giang hồ vặt. Chúng có thể ăn khách tại phòng vé nhưng ít để lại dư âm. Hoặc nói chính xác hơn là chỉ "mua vui cũng được một vài trống canh".
Sự đa dạng về thể loại phim là cần thiết, nhưng muốn nền điện ảnh nội địa phát triển, những bộ phim hay mang tính "nguyên bản", đề cao các giá trị văn hóa "bản địa" phải chiếm đa số. Để khi xem, khán giả nhận ra ngay đó là phim Việt Nam chứ không phải "dán mác" nước nào cũng được.
Từ năm 2010 đến nay, điện ảnh Việt có dấu hiệu khởi sắc với nhiều kỷ lục doanh thu được thiết lập và nhanh chóng bị phá vỡ. Năm 2019, trước khi bị dịch COVID-19 tàn phá, doanh thu từ thị trường điện ảnh Việt Nam lên tới hơn 4.000 tỉ đồng, cao hơn 30% so với năm trước đó; trong đó, tỉ lệ nội địa hóa cao hơn 30% với 5 phim Việt lọt vào tốp 10 phim có doanh thu cao nhất năm.
Tất nhiên, để hướng tới một nền công nghiệp giải trí vững mạnh, số lượng phim hay và thành công về doanh thu phải cao hơn phim dở và thất bại. Phải có thêm nhiều tác phẩm thương mại nguyên bản (original) chinh phục được khán giả nội địa, đồng thời phải có những bộ phim độc lập, phim nghệ thuật chiến thắng tại các liên hoan phim quốc tế lớn để định vị lại Việt Nam trên bản đồ điện ảnh thế giới, mở đường cho việc đưa phim Việt ra thị trường quốc tế. Đây là mô hình mà điện ảnh Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, thậm chí Thái Lan, rất thành công trong nhiều năm qua.
Thành công của Bố già là một liều vắcxin cho điện ảnh Việt Nam hiện tại. Nó không chỉ kích hoạt thị trường, khiến khán giả bớt định kiến với phim Việt, mà đồng thời cũng kích thích các nhà làm phim, giới quản lý thay đổi tư duy, mở rộng tầm nhìn để thay đổi kịp thời và đưa nền điện ảnh Việt Nam thoát khỏi tình trạng "quá độ" vẫn tồn tại bao thập niên nay.
Với tiềm lực của thị trường gần 100 triệu dân và khán giả vẫn ủng hộ phim nội, đây là thời điểm thiên thời địa lợi nhân hòa cho ngành công nghiệp điện ảnh trong nước.
Nếu các nhà làm phim không nắm bắt cơ hội này, sân nhà lại tiếp tục rơi vào tay phim ngoại.
TTO - Sáng 14-3, 'Bố già' vượt mốc doanh thu 200 tỉ đồng, vượt 'Cua lại vợ bầu' để trở thành phim Việt có doanh thu nội địa cao nhất từ trước đến nay. 'Cua lại vợ bầu' giữ kỷ lục này trong 2 năm với 191,8 tỉ đồng.
Xem thêm: mth.59144237071301202-teiv-hna-neid-ohc-ioh-oc/nv.ertiout