vĐồng tin tức tài chính 365

Những giờ học "không tưởng" xuyên biên giới

2021-03-17 08:40
Những giờ học không tưởng xuyên biên giới - Ảnh 1.

Bà Sheryl Sandberg (phía trên bên phải) trò chuyện cùng sinh viên ĐH Fulbright - Ảnh chụp màn hình

Trước đây, mời được những nhà khoa học quốc tế hay giám đốc các doanh nghiệp lớn chia sẻ với sinh viên không hề đơn giản. Thế mà trong một năm qua, hoạt động này lại bùng nổ ở các trường ĐH Việt Nam. Những cuộc hội thảo, đối thoại trực tuyến, gọi chung là webinar, dự kiến được các trường tiếp tục phát triển cả về chất và lượng. Người hưởng lợi sau cùng là sinh viên.

Online dễ mời khách VIP

Ngày 5-3 vừa qua, ĐH Fulbright Việt Nam tổ chức thành công một webinar được nhiều khán giả nhận xét là "không tưởng". Khách mời là bà Sheryl Sanberg, hiện giữ chức giám đốc điều hành (COO) của Facebook, từng lọt vào danh sách 100 người có tầm ảnh hưởng toàn cầu (2012).

Dùng từ "không tưởng" là vì để đưa được "sếp lớn" của một công ty toàn cầu, sống cách nửa vòng Trái đất, đến Việt Nam chỉ để trò chuyện với sinh viên, gần như ngoài tầm với. Thế nhưng, đại dịch COVID-19 trở thành chất xúc tác cho nhiều biến chuyển tích cực. Khi họp hành online dần quen thuộc, các cuộc gặp gỡ xuyên biên giới được dịp nở rộ. Những diễn giả tầm cỡ như bà Sanberg có thể thuận tiện chia sẻ với các bạn trẻ ở Việt Nam thông qua màn hình máy tính.

Bà Trương Thị Thạch Thảo - trưởng phòng truyền thông, ĐH Fulbright Việt Nam - cho biết từ khi việc di chuyển giữa các nơi hạn chế, các webinar được đẩy mạnh, mở rộng ra nhiều lĩnh vực từ xã hội, văn hóa, kinh tế đến khoa học, công nghệ, văn học. Chuỗi chương trình của trường thu hút nhiều giáo sư tên tuổi như GS Yonatan Grad, GS Xihong, GS Karen Dynan và GS Michael Puett từ ĐH Harvard. Nhiều nhà ngoại giao như đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, cựu đại sứ David Shear, cố vấn chính trị Nelson Cunningham, những doanh nhân, nhà báo, học giả nổi tiếng trên thế giới cũng hào hứng tham gia.

Xu hướng giao lưu trực tuyến giữa sinh viên và những chuyên gia cấp cao trong và ngoài nước được nhiều viện, trường Việt Nam đầu tư mạnh mẽ. Vừa qua, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức buổi gặp gỡ trực tuyến với những quản lý bộ phận nhân sự và tuyển dụng Công ty Unilever Việt Nam. Ở đó, các diễn giả đưa ra nhiều công thức "bỏ túi" cho sinh viên khi tham gia các cuộc phỏng vấn tuyển dụng.

Hay từ giữa năm 2020 đến nay, Viện ISB (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) tổ chức các webinar theo hướng kết nối sinh viên với nhiều doanh nhân thần tượng của nhiều bạn trẻ. Có thể kể tới như CEO của ELSA Văn Đinh Hồng Vũ, nhà sáng lập Phở 24 Lý Quí Trung, CEO của PNJ Lê Trí Thông, CEO của Shopee Trần Tuấn Anh, doanh nhân Nguyễn Phi Vân, "Shark" Thái Vân Linh…

Sản phẩm của sự công phu

Dù về bản chất, webinar như những cuộc điện thoại thấy hình (video call), nhưng để đạt được chất lượng và thu hút nhiều người tham dự đòi hỏi nhiều tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Có nhiều kinh nghiệm tổ chức các webinar cho ĐH Fulbright Việt Nam trong năm qua, bà Trương Thị Thạch Thảo chia sẻ trước hết cần tìm chủ đề thời sự hấp dẫn và khách mời phù hợp. Nếu đề tài không đáng quan tâm hoặc diễn giả không đủ "lửa", khán giả sẽ không bỏ thời gian ngồi trước màn hình máy tính theo dõi hết chương trình.

Kế đó, cần chọn một người điều phối tốt. Như vai trò dẫn chương trình, người điều phối sẽ giúp các diễn giả không nói "đè" lên nhau, đồng thời có thể bàn luận thêm với khách mời, "làm mượt" những đoạn gặp trục trặc. Như ở sự kiện đối thoại với Sheryl Sandberg, người điều phối được chọn là ông Cường Đỗ - giám đốc tập đoàn chiến lược toàn cầu của Samsung. Cũng nhờ sự khéo léo của ông, chương trình vượt qua được sự cố kỹ thuật và không bị "cháy" thời gian.

Thứ ba, chương trình cần đội ngũ kỹ thuật nhanh nhẹn và người đảm nhiệm phần sản xuất có kinh nghiệm. Cuối cùng, chương trình cần được thiết kế để diễn giả tương tác tốt nhất với người nghe bằng công nghệ hiện có. Điều này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận sản xuất và người điều phối của webinar.

Chuyện trò ngay bên bàn làm việc

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lý Quí Trung - đồng sáng lập thương hiệu Phở 24 - chia sẻ từng tham gia các webinar trong mùa dịch, ông nhận thấy nhiều lợi thế của phương thức này cho các diễn giả tham dự. Các khách mời có thể đỡ tốn công sức, thời gian di chuyển đến sự kiện. Thậm chí như ông đang ở Úc cũng có thể dễ dàng kết nối với những chương trình của các trường ĐH Việt Nam.

Không khí trong các chương trình thân thiện hơn, diễn giả được ngồi chia sẻ ngay tại bàn làm việc của nhà mình, trang phục thoải mái, khác với sự cầu kỳ trịnh trọng như trên sân khấu truyền thống.

Bài học từ các doanh nhân

Ninh Quỳnh Anh - sinh viên ĐH Fulbright Việt Nam - là khán giả thường xuyên của các webinar của trường tổ chức xuyên suốt mùa dịch. Ấn tượng nhất với bạn là buổi chia sẻ của COO Facebook Sheryl Sandberg. Ở bà, Quỳnh Anh nhận thấy nguồn năng lượng tích cực, được truyền lửa mạnh mẽ dù chỉ trò chuyện trực tuyến.

Còn Nguyễn Vũ Tùng Lâm, sinh viên ĐH Fulbright Việt Nam, lại thích thú với những chia sẻ của Sonny Vũ - nhà sáng lập quỹ đầu tư Alabaster - về các xu thế công nghệ ở Việt Nam và thế giới. Lâm nói hình thức giao lưu trực tuyến trong thời đại công nghệ mới giúp nhiều người tiếp cận hơn khi có thể tham gia cùng một sự kiện dù ở bất kỳ đâu.

Học online thoải mái và hiệu quả: Được chứ sao không?Học online thoải mái và hiệu quả: Được chứ sao không?

TTO - Việc học trực tuyến trong bối cảnh hiện tại là cần thiết. Vì vậy cần suy nghĩ về những cách thức khả thi để giải tỏa bớt áp lực cho học sinh.

Xem thêm: mth.52883440261301202-ioig-neib-neyux-gnout-gnohk-coh-oig-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những giờ học "không tưởng" xuyên biên giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools