Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian - Ảnh: REUTERS
"Các thảo luận cơ bản đã hoàn thành tại Brussels và chúng tôi sẽ xác nhận lần cuối vào thứ hai tới (22-3)" - ông Le Drian thông báo trong phiên điều trần tại Thượng viện Pháp.
Các biện pháp trừng phạt của EU sẽ nhắm đến các công ty "tạo ra lợi nhuận hoặc cung cấp, hỗ trợ tài chính cho các lực lượng vũ trang Myanmar", theo Hãng tin Reuters.
EU vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar và áp đặt các biện pháp trừng phạt lên một số quan chức quân đội cấp cao của nước này kể từ năm 2018. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt mới nhất đóng vai trò quan trọng nhất để thể hiện sự phản đối của EU đối với cuộc đảo chính ngày 1-2 ở Myanmar.
"Chúng tôi sẽ ngừng tất cả hỗ trợ ngân sách và cũng sẽ áp đặt các biện pháp nhắm trực tiếp đến những người phải chịu trách nhiệm cuộc đảo chính của quân đội, đồng thời nhắm đến các cá nhân cũng như các lợi ích kinh tế của họ" - ông Le Drian nói.
Cũng trong ngày 16-3, báo địa phương Myanmar Irrawaddy công bố hình ảnh cho thấy người dân, đặc biệt là các lao động nhập cư, chen chúc nhau trên xe tải, xe tuk-tuk hoặc xe máy giữa dòng xe cộ đông đúc để rời khỏi các thị trấn bị áp lệnh thiết quân luật ở Myanmar.
Phần lớn đất nước Myanmar rơi vào hỗn loạn từ khi quân đội tiến hành cuộc đảo chính ngày 1-2, bắt giữ cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo khác của chính quyền dân cử. Hàng trăm ngàn người đã xuống đường biểu tình phản đối đảo chính và yêu cầu thả các lãnh đạo bị bắt.
Cảnh sát và binh lính Myanmar đã dùng hơi cay, đạn cao su và đạn thật để đàn áp các cuộc biểu tình diễn ra hằng ngày. Theo số liệu Liên Hiệp Quốc xác thực, kể từ đảo chính quân sự ngày 1-2, đã có 149 người chết trong các cuộc trấn áp người biểu tình.
TTO - Liên Hiệp Quốc lên án tình trạng số người chết tăng tại Myanmar kể từ sau ngày đảo chính 1-2, cảnh báo việc người biểu tình bị bắt đang bị ngược đãi, hàng trăm người đã biến mất.
Xem thêm: mth.91583057071301202-ramnaym-tahp-gnurt-es-ue-pahp-gnourt-iaogn/nv.ertiout