Dạt từ thành thị về nông thôn
Trong những năm qua, với sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng công an với tội phạm tín dụng đen, hàng ngàn ổ nhóm tín dụng đen đã bị sa lưới. Các ổ nhóm còn lại thì đã co cụm lại, không liều lĩnh như trước, mà hoạt động tinh vi hơn. Một trong những thủ đoạn trên của nhóm đối tượng là dạt từ thành thị về vùng nông thôn để tìm đất sống.
Ghi nhận tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, vài tuần trước, một người đàn ông phải bỏ nhà ra đi, sau những lần bị nhóm đối tượng đòi nợ hành hung, uy hiếp. Lỡ vay 50 triệu đồng tại một tiệm cầm đồ, sau một thời gian, cả gốc và lãi đã lên hơn 200 triệu đồng mà vẫn chưa hết nợ.
Lãi suất vay nợ tại tiệm cầm đồ này là 5.000 đồng/1 triệu một ngày, tương đương lãi suất 180%/năm. Với 100 triệu đã trót vay, mỗi tháng, người đàn ông này phải trả riêng tiền lãi gần 16 triệu đồng.
"Do làm kinh doanh nên tôi có vay số tiền tại một công ty với số tiền gần 100 triệu đồng. 5 lượt vay, mỗi đợt 20 triệu. Trong mỗi lần như thế, phía công ty cắt của tôi 4 triệu trong vòng 50 ngày, mỗi ngày tôi phải trả 400.000 đồng", người vay tiền chia sẻ.
Phố biến nhất vùng quê là cho vay tiền nóng trả góp theo ngày, chỉ cần chứng minh nhân dân là có thể vay được tiền. Những tiệm cầm đồ, công ty cho vay tài chính là nơi bùng phát của đường dây cho vay nặng lãi. Từ đây, các nhóm cho vay len lỏi khắp các xóm làng.
"Chỉ cần vay là họ cho vay, thủ tục đơn giản, không cần xác minh gì", một người vay tiền tín dụng đen khác cho biết.
Người này cũng cho biết, thu nhập của họ chỉ 5 triệu đồng/tháng, nhưng vẫn có thế vay được 100 triệu đồng mà không cần thế chấp.
Những tiệm cầm đồ, công ty cho vay tài chính là nơi bùng phát của đường dây cho vay nặng lãi.
Co cụm, tinh vi hơn
Theo công an tỉnh Nghệ An, trong thời gian qua, dưới sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng công an, tội phạm tín dụng đen đã co cụm lại, hoạt động âm thầm và tinh vi, có xu hướng dạt từ thành thị về nông thôn để tiếp tục hoạt động.
"Gần nhất là một nhóm kinh doanh, kêu gọi người dân góp vốn vào doanh nghiệp hoặc cửa hàng của mình với lãi suất hợp lý, người dân tưởng là thật. Tuy nhiên sau một thời gian nhận tiền, chủ cửa hàng tuyên bổ vỡ nợ do làm ăn thua lỗ, hoặc một lý do khác", Thượng tá Nguyễn Văn Tịnh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An, cho hay.
Từ năm 2020 đến nay, Công an tỉnh Nghệ An đã triệt phá hơn 100 ổ nhóm cho vay nặng lãi, với lãi suất từ 300% đến 1.000%/năm. Núp bóng doanh nghiệp, những ổ nhóm này đã cho nhân viên tiếp cận đến các vùng nông thôn, những người cần tiền chào mời vay tiền. Dễ vay nhưng khó thoát, không ít người đã không thoát được cảnh nợ nần bủa vây, không thoát được những lần đòi nợ chẳng khác gì truy sát.
VTV.vn - Công an tỉnh Quảng Bình vừa triệu tập 13 đối tượng ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội có hoạt động cho vay nặng lãi với tổng số tiền đã cho vay trên 1 tỷ đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.23401310181301202-man-0001-taus-ial-ned-gnud-nit/et-hnik/nv.vtv