Trong vòng một thập kỷ qua, sự khan hiếm mặt bằng đẹp ở những con phố lớn đã khiến giá nhà phố mặt tiền cho thuê bị nâng cao hơn so với giá trị thật. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng của nhóm tài sản này, theo phân tích trên tờ VnExpress.
Theo khảo sát của VnExpress, đại dịch đã tác động mạnh mẽ đến thị trường nhà phố mặt tiền cho thuê theo hướng tiêu cực nhất trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ dịch bệnh bùng phát năm 2020 đến nay, giá thuê nhà phố trên các tuyến đường lớn tại TP Hồ Chí Minh trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh mạnh.
Hiện tượng giá thuê nhà phố mặt tiền rớt mạnh theo những đợt bùng phát dịch đồng thời cũng kéo theo làn sóng trả mặt bằng diễn ra nhiều ở các ngành F&B (ẩm thực) và thời trang. Kể từ năm 2020 đến nay, số lượng nhà mặt phố khu trung tâm bỏ trống liên tục tăng lên.
Đại dịch đã tác động mạnh mẽ đến thị trường nhà phố mặt tiền cho thuê. (Ảnh: Dân trí)
Dịch COVID-19 khiến nhóm ngành ẩm thực và thời trang - vốn rất ưa chuộng nhà phố mặt tiền và sẵn sàng chấp nhận giá thuê cao, đã phải thay đổi đáng kể chiến lược của mình, như chuyển sang bán online. Khi đó, việc trả bớt mặt bằng để tiết kiệm chi phí là một phương án hợp lý, bài viết dẫn lời đại diện Viện Kế toán và Quản trị Doanh nghiệp - IABM, cho hay.
Một lý do khác là tình trạng lệch pha cung cầu. Giá thuê giảm vì nguồn cung nhà phố cho thuê đang tăng mạnh theo những đợt trả mặt bằng, cộng thêm nguồn cầu vẫn còn e ngại dịch bệnh liệu có còn diễn biến bất ngờ nào nữa hay không.
Việt Nam đứng nhì thế giới về xuất khẩu đồ gỗ năm 2020
Vượt qua Ba Lan, Đức, Italy..., Việt Nam đứng nhì thế giới về xuất khẩu đồ gỗ năm 2020. Tình hình đơn hàng xuất khẩu với doanh nghiệp ngành này đang có chiều hướng tăng lên, đáng chú ý là thị trường Mỹ. Thông tin được đăng tải trên tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn.
Thực tế, đây cũng là ngành duy nhất của Việt Nam trong suốt nhiều năm qua liên tục tăng trưởng hai con số. Dáng chú ý, trong hai tháng đầu năm nay, ngành gỗ xuất khẩu đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ, mở ra nhiều điểm sáng hơn cho xuất khẩu gỗ năm nay.
Đại diện Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh cho biết, một số khách hàng cũng đã dịch chuyển đơn hàng từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng do dịch COVID-19 sang Việt Nam.
Container bớt khan hiếm, giá cước vẫn "khủng"
Từ đầu tháng này, lượng container rỗng để đóng hàng xuất khẩu đã không còn quá hiếm so với trước Tết. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Từ đầu tháng này, lượng container rỗng để đóng hàng xuất khẩu đã không còn quá hiếm so với trước Tết, nhưng giá cước vận tải vẫn ở mức cao, gấp 4 - 7 lần bình thường vì các hãng tàu không chịu giảm. Bài viết trên báo Tuổi trẻ chỉ ra rằng, việc tìm container đã dễ dàng hơn nhiều khi thậm chí hiện chưa ghi nhận trường hợp nào trong ngành thủy sản không xuất khẩu được vì thiếu container…
Hiện nay, tình hình nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi và xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ hạt điều vẫn diễn ra bình thường. Trong khi đó, giá cước vận chuyển container vẫn neo ở mức cao, như với cước đi thị trường Mỹ được các công ty vận tải chào hàng tới 8.000 - 9.000 USD/container, hay đi Trung Đông là gần 2.900 USD/container 40 feet.
Ở chiều ngược lại, đại diện một đơn vị vận tải biển tại TP Hồ Chí Minh giải thích việc giá cước cao như vậy chủ yếu do ảnh hưởng dịch COVID-19 vẫn nặng, hàng từ Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng hàng nhập vào vẫn ít khiến các hãng tàu phải chở container rỗng về, buộc họ tăng cước để bù vào.
VTV.vn - Trong 9 tháng đầu năm 2020, hai đợt COVID-19 diễn ra nhìn chung đã gây ra những tác động không nhỏ tới thị trường bán lẻ cũng như xu hướng thuê mặt bằng tại TP. HCM.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.22963530181301202-gnav-tad-ma-e/et-hnik/nv.vtv