Điện thoại, máy tính và linh kiện là những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, do doanh nghiệp FDI thực hiện. Trong ảnh: công xưởng làm việc tại nhà máy của Samsung Việt Nam - Ảnh: SAMSUNG
Theo số liệu thống kê sơ bộ vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 2 tháng đầu năm đạt 95,85 tỉ USD, tăng 24,6% với cùng kỳ năm trước.
Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 48,74 tỉ USD và nhập khẩu đạt 47,11 tỉ USD, tăng trên 9 tỉ USD cả hai chiều. Tính trong 2 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 1,64 tỉ USD.
Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan phân tích khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp tới hơn 65% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước, với 68,52 tỉ USD. Cụ thể, trị giá xuất khẩu của khối doanh nghiệp này đạt 37,01 tỉ USD, còn nhập khẩu là 31,51 tỉ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong 2 tháng có mức thặng dư 5,5 tỉ USD.
Doanh nghiệp FDI xuất từ điện thoại, máy tính đến rau quả
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, về xuất khẩu, doanh nghiệp FDI tham gia xuất tới 30 nhóm mặt hàng từ rau quả đến các nhóm mặt hàng chủ lực như máy móc thiết bị, điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép…
Trước tiên phải kể đến nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện, trị giá xuất khẩu của cả nước trong 2 tháng đầu năm đạt 9,78 tỉ USD, trong đó doanh nghiệp FDI xuất tới 9,68 tỉ USD. Như vậy, doanh nghiệp trong nước chỉ thu được có 0,1 tỉ USD.
Đối với xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, cả nước thu về 7,27 tỉ USD, trong đó riêng khối doanh nghiệp FDI thu 7,12 tỉ USD.
Về nhóm máy móc thiết bị phụ tùng, tính trong 2 tháng đầu năm trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 5,6 tỉ USD, trong đó doanh nghiệp FDI thu về 5,21 tỉ USD.
Như vậy, với 3 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực nói trên, gần như toàn bộ trị giá xuất khẩu của cả nước thuộc về khối doanh nghiệp FDI.
Với các nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực khác như dệt may, trong 2 tháng đầu năm, doanh nghiệp FDI cũng xuất khẩu tới 2,8 tỉ USD trong tổng trị giá xuất khẩu 4,48 tỉ USD của cả nước.
Mặt hàng giày dép các loại cũng vậy, các doanh nghiệp FDI thu về 2,5 tỉ USD, chiếm 77% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước là 3,08 tỉ USD.
Gỗ và sản phẩm gỗ, trị giá xuất khẩu cũng giúp doanh nghiệp có vốn ngoại thu được 1,203 tỉ USD, chiếm hơn một nửa trong tổng số 2,27 tỉ USD của cả nước xuất khẩu từ mặt hàng này.
Biểu đồ trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 2 tháng-2021 so với 2 tháng-2020 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Mỹ, Trung Quốc, EU vẫn là những thị trường nhập khẩu chính
Trong 2 tháng đầu năm, Tổng cục Hải quan cho hay Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU vẫn là những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Như điện thoại các loại và linh kiện sang Trung Quốc đạt 2,37 tỉ USD, tăng mạnh 102,5% so với cùng kỳ năm trước, còn sang thị trường Hoa Kỳ và EU đạt lần lượt 1,8 tỉ USD và 1,38 tỉ USD.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,74 tỉ USD; sang Trung Quốc đạt 1,58 tỉ USD; sang EU đạt 964 triệu USD...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác sang Hoa Kỳ với 2,73 tỉ USD, tăng mạnh 185%; EU: 697 triệu USD, tăng 62,6%.
Với hàng dệt may, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 2,2 tỉ USD, chiếm 49% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU tiêu thụ 440 triệu USD...
Giày dép các loại: Hoa Kỳ và EU tiếp tục là hai thị trường chính nhập khẩu tới 62% tổng trị giá nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong 2 tháng với trị giá lần lượt là 1,19 tỉ USD và 721 triệu USD.
TTO - Mặc dù mong muốn được mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu có "quốc tịch Việt Nam" song chuỗi siêu thị Walmart gặp nhiều khó khăn để tìm kiếm nhà cung cấp Việt, mặc dù đánh giá nhiều ngành hàng có tiềm năng.
Xem thêm: mth.88434821181301202-coun-ac-auc-hnit-yam-iaoht-neid-uahk-taux-nort-oab-idf-peihgn-hnaod/nv.ertiout