Vắc xin AstraZeneca được đưa đến điểm tiêm - Ảnh: NAM TRẦN
Sáng nay 18-3, Bộ Y tế có hướng dẫn tạm thời với việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca.
Theo Bộ Y tế, hướng dẫn sàng lọc tiêm chủng chung đã có, nhưng đây là vắc xin mới và trong 10 ngày đầu tiên tiêm vắc xin với số lượng người được tiêm hạn chế đã có 16 trường hợp có phản ứng phản vệ từ độ 2 sau tiêm.
Theo đó, người có biểu hiện sau sẽ thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng:
- Đang mắc bệnh cấp tính
- Phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ
- Người bị suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối
- Trong 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị
- Tiêm vắc xin khác trong 14 ngày trước
- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng
- Người trên 65 tuổi
- Giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu
Bệnh lý phải cẩn trọng khi tiêm chủng vắc xin COVID-19:
- Người có tiền sử dị ứng
- Người có bệnh nền nặng, bệnh mãn tính chưa được điều trị ổn định
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi
- Người mắc bệnh mãn tính có dấu hiệu bất thường dấu hiệu sống (mạch, huyết áp, nhịp thở...)
Riêng những người đã có phản ứng phản vệ từ độ 2 trở lên trong lần tiêm trước sẽ không tiêm mũi kế tiếp. Trong 10 ngày vừa qua có 16 người gặp tình trạng này.
Vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca được bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt nhập khẩu hôm 1-2, hiện đang được sử dụng cho nhóm ưu tiên và sắp tới sẽ sử dụng rộng rãi. Hiện vắc xin này chiếm 2/3 số vắc xin Việt Nam đã mua, được viện trợ và chuẩn bị mua (số lượng riêng AstraZeneca là 60 triệu liều).
Trong 10 ngày qua, Bộ Y tế đã triển khai tiêm chủng ở 12 tỉnh thành, về cơ bản tiêm chủng an toàn. Trong phiên họp ngày 17-3, các cấp có thẩm quyền đã công bố Việt Nam tiếp tục sử dụng vắc xin AstraZeneca.
TTO - Sở Y tế TP.HCM đã họp hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân sự cố sau tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 đối với 3 trường hợp phản ứng phản vệ độ 2.
Xem thêm: mth.36020301181301202-et-y-ob-ut-iom-y-uul-gnuhn-man-teiv-o-91-divoc-augn-nix-cav-meit/nv.ertiout