Các trường cao đẳng nghề ở khu vực phía Nam - Ảnh tư liệu
Kiến nghị này đã được Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam gửi tới Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...
Theo hiệp hội, trước đây đào tạo trung cấp ở Việt Nam chỉ chú trọng đào tạo tay nghề thợ, không chú ý tới mục tiêu học vấn. Việt Nam mở ra hệ đào tạo CĐ từ thập niên 1970 liên quan đến nhu cầu nâng cao trình độ cho loại nhân lực ở trình độ trung cấp. Và lâu nay Bộ GD-ĐT quản lý cả trung cấp, CĐ.
Tuy vậy, từ khi có Luật giáo dục nghề nghiệp (cuối năm 2014), cơ sở giáo dục CĐ không được coi là cơ sở giáo dục ĐH, quản lý giáo dục nghề nghiệp bị chia sẻ. Các cơ sở giáo dục phổ thông, các ĐH, các trường ĐH, các trường CĐ sư phạm do Bộ GD-ĐT quản lý nhà nước, phần còn lại thuộc Bộ Lao động - thương binh và xã hội.
Theo Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, thay đổi nói trên đã tạo ra nhiều "điểm nghẽn" cản trở phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và phát triển nguồn nhân lực, ngoài ra các phân chia nói trên không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiệp hội cho biết theo "Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế" do UNESCO ban hành, phiên bản mới nhất là ISCED-2011 chia giáo dục thành 9 cấp độ cụ thể.
Theo ISCED-2011, các cấp độ 2, 3 thuộc về bậc giáo dục trung học, các cấp độ 5, 6, 7 và 8 thuộc về bậc giáo dục ĐH. Không có khái niệm "Bậc giáo dục nghề nghiệp" như ở Việt Nam. Việc đào tạo CĐ đã bị tách ra khỏi bậc giáo dục ĐH để quy về một bậc học không có trong thực tế, theo hiệp hội là trái ngược với thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước về đào tạo CĐ đã được trao cho một đơn vị chưa từng được giao trách nhiệm và chưa từng có kinh nghiệm quản lý giáo dục ĐH.
Hiệp hội kiến nghị Quốc hội sớm điều chỉnh các luật về giáo dục (Luật giáo dục, Luật giáo dục ĐH, Luật giáo dục nghề nghiệp) theo các định hướng để đưa trình độ CĐ về trở lại bậc giáo dục ĐH; đưa quản lý nhà nước về đào tạo CĐ về chung một đầu mối với các cấp độ khác thuộc giáo dục ĐH, tức là về lại Bộ GD-ĐT.
Hiệp hội cũng đề xuất đổi tên Luật giáo dục nghề nghiệp thành Luật giáo dục nghề với các trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao cấp nghề; khuyến khích phát triển trung học nghề, chấp nhận sự tương đương giữa hai bằng trung học phổ thông và trung học nghề như ở ISCED-11, để trên cơ sở đó thực hiện sự phân luồng triệt để học sinh sau trung học cơ sở.
TTO - Trước nguy cơ không được tiếp tục đào tạo hệ trung cấp, Học viện Múa Việt Nam và Học viện Âm nhạc quốc gia đang kêu cứu.
Xem thêm: mth.10273045181301202-coh-iad-cud-oaig-cab-ial-ort-gnad-oac-od-hnirt-aud-ihgn-neik-ial/nv.ertiout