vĐồng tin tức tài chính 365

Đã đến lúc tài xế Grab ở Việt Nam được trả lương, đóng bảo hiểm?

2021-03-19 15:48
Tiêu dùng & Dư luận - Đã đến lúc tài xế Grab ở Việt Nam được trả lương, đóng bảo hiểm?

Uber đã phải chấp nhận tài xế ở Anh là nhân viên thay vì đối tác.

Phán quyết lịch sử

Hôm 18/3, hãng xe công nghệ Uber thông báo sẽ bắt đầu cấp tư cách nhân viên cho tất cả 70.000 tài xế của mình ở Anh. Những người này sẽ được hưởng mức lương tối thiểu, lương cho kỳ nghỉ và lương hưu giống như người lao động, thay vì chỉ được chia tiền cước như trước đây.

Động thái của Uber được thực hiện sau phán quyết của tòa án cấp cao Anh đưa ra vài tuần trước đó, yêu cầu hãng xe phải công nhận tài xế là nhân viên chứ không phải lao động tự do hay đối tác.

Các chuyên gia cảnh báo rằng phán quyết của tòa án và sự chấp thuận của Uber sẽ tạo ra những tác động lớn đối với nền kinh tế hợp đồng (kinh tế Gig) không chỉ ở Anh mà nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, James Farrar và Yaseen Aslam, những tài xế đã đánh bại Uber thành công trước tòa, cho biết những cải cách nói trên của hãng xe công nghệ vẫn còn chưa hoàn toàn như ý họ mong muốn.

“Tòa án tối cao phán quyết rằng các tài xế phải được công nhận là người lao động với quyền được hưởng mức lương tối thiểu và tiền lương ngày nghỉ trong khoảng thời gian làm việc tính từ khi đăng nhập ứng dụng cho đến khi đăng xuất, trong khi Uber chỉ cam kết quyền này bắt đầu từ lúc tài xế nhận cuốc xe”, Farrar và Aslam cho biết trong một tuyên bố hôm 18/3. “Điều này có nghĩa là các tài xế Uber sẽ vẫn bị thiệt thòi khoảng 40-50%”.

Những thay đổi được Uber công bố sau phán quyết bao gồm:

Trả cho người lái xe ít nhất bằng với mức lương đủ sống theo quy định của Anh là 8,72 bảng (12,16 USD) một giờ và sẽ tăng lên 8,91 bảng vào tháng tới, tính từ lúc tài xế bắt đầu nhận một cuốc xe.

Tiền lương ngày nghỉ được trả dựa trên 12,07% thu nhập của tài xế, được thanh toán hai tuần một lần. Một quỹ lương hưu sẽ được lập với đóng góp từ Uber cũng như đóng góp của tài xế.

Các quy tắc mới không áp dụng cho các nhân viên trên ứng dụng giao đồ ăn Eats của Uber.

Chuyển gánh nặng cho người dùng

Tiêu dùng & Dư luận - Đã đến lúc tài xế Grab ở Việt Nam được trả lương, đóng bảo hiểm? (Hình 2).

Tài xế ở Anh hợp tác với Uber sẽ hưởng mức lương từ khi bắt đầu nhận cuốc xe.

Giới quan sát tin rằng, dù Uber đã nhượng bộ nhưng hàng nghìn tài xế khác vẫn có ý định đưa công ty này tiếp tục ra tòa để yêu cầu thời gian làm việc của tài xế phải được tính từ khi đăng nhập ứng dụng cho đến khi đăng xuất, thay vì chỉ tính lương khi nhận cuốc xe.

“Cú đấm” từ giới tài xế Anh được cho là sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của hãng gọi xe công nghệ đến từ Mỹ, thậm chí hãng này có thể buộc phải rút khỏi một số thị trường.

Theo các ước tính, quy định mới của nước Anh sẽ khiến Uber mất khoảng 250 triệu đến 350 triệu USD tương ứng cho năm 2021 và 2022.

Pinar Ozcan, giáo sư về khởi nghiệp và đổi mới tại Trường Kinh doanh Saïd thuộc Đại học Oxford, nói với CNBC: “Ở những nơi mà Uber không thể trốn tránh việc mang lại lợi ích việc làm cho tài xế, chi phí của họ sẽ tăng lên tới 30%”.

“Với diễn biến mới này, taxi truyền thống và Uber đang ở vị thế bình đẳng trong cùng một lĩnh vực cạnh tranh, với sự khác biệt giữa cả hai giờ đây chỉ là công nghệ chứ không phải lỗ hổng pháp lý như trước đây. Điều này có thể khiến Uber phải điều chỉnh chiến lược tăng trưởng và thoát ra khỏi các thị trường ít sinh lời hơn”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Trong khi đó, Dan Ives, giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu công bằng tại Wedbush Securities, lo ngại rằng chi phí gia tăng của Uber sẽ bị hãng này khéo léo chuyển thành gánh nặng trên vai người tiêu dùng bằng các hình thức tăng giá cước.

“Đối tác của Grab” ở Việt Nam

Tiêu dùng & Dư luận - Đã đến lúc tài xế Grab ở Việt Nam được trả lương, đóng bảo hiểm? (Hình 3).

Tài xế Grab ở Việt Nam thường xuyên tổ chức phản đối hãng gọi xe khi không có chung tiếng nói.

Phán quyết của Anh đối với Uber được cho là sẽ thay đổi nền kinh tế Gig (kinh tế hợp đồng, không ràng buộc) trên toàn cầu.

Về cơ bản, kinh tế Gig với những đại diện tiêu biểu như Uber, Grab, Gojek thường mang đến các dịch vụ rẻ hơn, hiệu quả hơn cho người sử dụng, bởi thỏa thuận giữa công ty và tài xế chỉ mang tính cộng sinh, hợp tác, thay vì là nhân viên lao động được chi trả các quyền lợi đầy đủ, điều sẽ giúp công ty giảm chi phí vận hành.

Ngay sau phán quyết ở Anh, đã có những kêu gọi áp dụng tương tự ở Australia và Ấn Độ, những thị trường Gig phổ biến.

Tại Việt Nam, mối quan hệ giữa tài xế và các hãng gọi xe công nghệ đình đám như Grab cũng đang vướng phải những tranh cãi tương tự. Theo cách gọi của Grab, tài xế trong dịch vụ của hãng được gọi là đối tác chứ không phải người lao động, và hãng này cũng không có các chính sách đảm bảo quyền lợi cho tài xế như tiền lương, bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là một cách gọi “luồn lách” của Grab, bởi gọi mối quan hệ giữa Grab và tài xế là đối tác cũng chưa hoàn toàn đúng, bởi đối tác kinh doanh thông thường sẽ được hưởng quyền lợi bình đẳng, chia sẻ doanh thu hợp lý và có tiếng nói được tôn trọng ở cả hai bên, còn ở đây chính Grab mới là bên nắm quyền làm chủ cuộc chơi, còn phía tài xế chỉ có cách chấp nhận luật chơi hoặc từ bỏ.

Đã có không ít những vụ đình công của tài xế Grab khi hãng gọi xe này tăng mức chiết khấu hay có những quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi ít ỏi của tài xế.

Tháng 12/2020, nhiều tài xế Grab đã đồng loạt đình công nhằm phản đối chính sách tăng chiết khấu đối với tài xế mà không thông qua “đối tác” của mình. Họ cho rằng Grab gán cho mình cái danh đối tác để chối bỏ trách nhiệm, không được có ý kiến về chính sách, không có lương, tiền tăng ca và bảo hiểm xã hội.

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục Thuế đã xác định Grab là công ty vận tải chứ không phải công ty môi giới công nghệ. Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng cần phải chuyển hợp đồng hợp tác sang hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động tại Grab để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tài xế.

Bộ luật Lao động 2019 của Việt Nam đã quy định rõ, dù hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động có tên gọi khác nhau như hợp đồng hợp tác nhưng có các dấu hiệu như thỏa thuận trả công, trả lương, chịu sự quản lý điều hành 1 bên…, thì vẫn được xác định là hợp đồng lao động.

Với cách làm của Grab hiện tại khi quyết định giá cước, chiết khấu, tài xế chịu sự kiểm soát, phải mặc đồng phục thì có thể thấy đây là dấu hiệu xác định đó là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, thay vì tên gọi “đối tác” như Grab định nghĩa.

Cũng giống như phán quyết của tòa án Anh đối với Uber, yêu cầu hãng gọi xe này công nhận tài xế là nhân viên thay vì lao động tự do, các tài xế ở Việt Nam cũng hoàn toàn có đủ điều kiện pháp lý để có thể đòi hỏi ở Grab yêu cầu tương tự.

Xem thêm: lmth.178805a-gnoul-art-coud-barg-ex-iat-cul-ned-ad-hna-coun-oeht-coh/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đã đến lúc tài xế Grab ở Việt Nam được trả lương, đóng bảo hiểm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools