Cookie là tính năng theo dõi các trang web mà người dùng mạng đã truy cập. Khi bị chặn cookie, các đối thủ quảng cáo trực tuyến của Google sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu người dùng.
Bộ Tư pháp Mỹ đặc biệt lo ngại về khả năng trình duyệt Google Chrome vẫn sẽ lợi dụng các khe hở để độc quyền thu thập các dữ liệu lớn, trong khi các nhà quảng cáo khác không thể làm được. Hiện Chrome đang chiếm tới 60% thị trường toàn cầu.
Google lên kế hoạch chặn tính năng cookie. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Google bào chữa rằng quyết định này của mình là vì muốn bảo vệ quyền riêng tư khi truy cập web của các khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên hàng chục các công ty nhỏ khác khiếu nại lên Bộ Tư pháp lại cho rằng đây là cách để chính các ông lớn Google hay Apple "vươn xúc tu" - thâu tóm thêm nhiều thông tin giá trị về khách hàng.
Khi các cơ quan quản lý tìm cách kiềm chế sức mạnh của Google, người ta càng nhận thấy cần tập trung vào danh sách khổng lồ hàng trăm tỷ trang web đằng sau công cụ tìm kiếm của Google. Vì được sử dụng nhiều, công cụ tìm kiếm của Google ngày càng thu nhận được nhiều dữ liệu từ người dùng, cũng chính là người tiêu dùng.
Năm 2000, chỉ hai năm sau khi thành lập, Google đã đạt được cột mốc quan trọng, đặt nền móng cho sự thống trị của mình trong 20 năm tới, trở thành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, với danh sách hơn 1 tỷ trang web.
VTV.vn - Bộ luật buộc các công ty công nghệ như Google hay Facebook phải trả tiền cho hãng tin tức.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.96493055191301202-gnud-iougn-auc-ut-gneir-neyuq-tahc-taht-elgoog/et-hnik/nv.vtv