Một nhân viên tuần tra biên giới Mỹ hướng dẫn những người di cư xin tị nạn khi họ xếp hàng dọc theo bức tường biên giới. Những người này băng qua sông Rio Grande vào Mỹ từ Mexico trên một chiếc bè ngày 17-3 - Ảnh: Reuters
"Thông điệp không phải là đừng đến Mỹ, mà là đừng bao giờ đến theo cách này. Con đường đến Mỹ phải là con đường hợp pháp" - bà Roberta Jacobson, điều phối viên biên giới của Nhà Trắng, nói với Hãng tin Reuters trong một cuộc phỏng vấn ngày 18-3.
Bà Jacobson tuy có giọng điệu cứng rắn nhưng cũng thừa nhận những cảnh báo của chính quyền khó có hiệu quả, trong bối cảnh những kẻ buôn người lừa người di cư rằng biên giới đang mở.
Trước đó, đối mặt với cuộc khủng hoảng người nhập cư lậu ở biên giới, Tổng thống Biden thúc giục: 'Đừng đến Mỹ nữa!'.
Lời hứa về một chính sách nhập cư nhân đạo đang đẩy Tổng thống Joe Biden vào thế khó khi số lượng người di cư vượt biên bất hợp pháp tăng đột biến.
Các quan chức Mỹ đang phải xử lý rất nhiều trẻ vị thành niên vượt biên không có người lớn đi kèm. Một quan chức chính quyền nói với Reuters có khoảng 4.500 trẻ vị thành niên đang bị giam giữ tại các cơ sở ở biên giới tính đến ngày 18-3.
Các đảng viên Cộng hòa đang chỉ trích dữ dội rằng việc ông Biden nới lỏng một số chính sách của cựu tổng thống Trump khiến cho dòng người ùn ùn kéo đến biên giới Mỹ.
Trong trường hợp trục xuất người di cư bất hợp pháp, Hãng tin Reuters cho biết hơn một nửa trong số 19.000 người bị bắt hồi tháng 2 đã không bị trục xuất với lý do Mexico không có khả năng tiếp nhận.
Về phía Mexico, cũng trong ngày 18-3, chính phủ nước này cho biết họ sẽ siết chặt biên giới phía nam tiếp giáp với Guatemala, cũng như biên giới phía bắc để ngăn chặn dòng di dân. Đổi lại, chính quyền Biden đề ra kế hoạch cho Mexico "vay" khoảng 2,5 triệu liều vắc xin để phòng COVID-19.
Andres Rozental, cựu thứ trưởng ngoại giao Mexico, cho biết đây là một động thái đánh đổi dù cho không có bất kỳ nhân vật cấp cao nào trong cả hai chính quyền công khai thừa nhận.
Hạ viện mở cơ hội cho 4 triệu di dân không giấy tờ nhập tịch Mỹ
Hạ viện Mỹ ngày 18-3 (giờ địa phương) đã phê chuẩn hai dự luật giúp mở ra lộ trình nhập tịch cho khoảng 4 triệu người nhập cư không đủ giấy tờ hợp pháp tại Mỹ.
Theo báo New York Times, với kết quả 228 phiếu thuận trên 197 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 18-3 lần đầu tiên thông qua dự luật mở ra một lộ trình pháp lý ổn định cho việc nhập tịch với hơn 2,5 triệu người nhập cư không đủ giấy tờ.
Trong số các đối tượng này, có những người được đưa tới Mỹ khi còn nhỏ (dưới 19 tuổi), được gọi là thế hệ "Dreamers", và những người được cấp cơ chế bảo vệ tạm thời vì các lý do nhân đạo. Chỉ 9 dân biểu Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ dự luật.
Nhiều giờ sau đó, các nghị sĩ phê chuẩn thêm một dự luật thứ hai với sự đồng thuận lớn hơn từ hai đảng, ủng hộ lộ trình cấp tình trạng cư trú hợp pháp cho gần 1 triệu lao động tại các trang trại và thân nhân của họ.
Lần này, 30 nghị sĩ Cộng hòa đại diện cho các khu vực có đông dân cư làm nông nghiệp đã đồng thuận với gần như tất cả các nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ dự luật.
Theo báo New York Times, có ít nhất 2 triệu di dân bất hợp pháp tới Mỹ thuộc thế hệ Dreamers.
Tuy nhiên cũng theo báo này, mặc dù được thông qua tại Hạ viện, song các dự luật về người nhập cư có thể sẽ không vượt qua nổi ải Thượng viện vì vấp phải sự phản đối rất gay gắt của Đảng Cộng hòa.
Hai mẹ con tới từ Trung Mỹ rồi bị trục xuất khỏi Mỹ vào ngày 18-3 - Ảnh: Reuters
Các gia đình xin tị nạn và trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm đang đi bộ về phía bức tường biên giới Mỹ - Mexico ở bang Texas - Ảnh: Reuters
Một nhân viên tuần tra biên giới Mỹ đang kiểm tra trẻ vị thành niên không có người đi kèm. Ngồi bên lề đường là nhóm các gia đình khoảng 70 người vượt sông Rio Grande bằng bè để từ Mexico tới Mỹ - Ảnh: Reuters
Trẻ em tị nạn đang ngồi chờ cùng cha mẹ khi được đội tuần tra biên giới đưa tới bến xe buýt ở Brownsville, bang Texas - Ảnh: Reuters
Bàn tay của những trẻ em tị nạn đang vịn bức tường biên giới trong lúc chờ được chuyển đến địa điểm tập trung ở bang Texas, ngày 17-3 - Ảnh: Reuters
TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc giục những di dân có ý định đến Mỹ không đến xứ sở cờ hoa, trong bối cảnh chính quyền của ông cảnh báo Mỹ sắp đối diện số lượng di dân lớn nhất trong 20 năm qua ở biên giới tây nam nước này.
Xem thêm: mth.12640330191301202-noh-yat-hnam-es-ym-ion-gnart-ahn-cuhc-nauq-ual-uc-pahn-gnaoh-gnuhk/nv.ertiout