Một cây gỗ bị ngã đổ được thu gọn, cưa đem bán, chỉ còn trơ lại gốc - Ảnh: LÊ TRUNG
Sự việc được người dân địa phương phát giác, trình báo cho cơ quan chức năng. Theo người dân thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, cơn bão số 9 khiến cây rừng (chủ yếu là keo lá tràm, tai tượng) ở Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn bị gãy đổ.
Sau đó Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn đã cho người chặt cây và bán cho tư nhân lấy tiền khi chưa được phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Gỗ bị ngã đổ được thu gọn, cưa đem bán, chỉ còn trơ lại gốc - Video: LÊ TRUNG
Đơn vị mua cây cũng cưa hạ gỗ tại rừng trồng của người dân thôn này. Trước đây rừng này của người dân trồng thuộc dự án PAM 4304, sau đó được chính quyền chuyển đổi thành rừng phòng hộ cảnh quan của Khu di sản.
Tỉnh đã phê duyệt dự án thành lập khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn, vì vậy tất cả rừng trồng của người dân bị cấm khai thác, chặt hạ.
Gỗ keo tai tượng bị ngã đổ được thu gọn, cưa đem bán, chỉ còn trơ lại gốc - Ảnh: LÊ TRUNG
Ông Nguyễn Thanh Ba (60 tuổi, thôn Mỹ Sơn) kể lại: "Họ thu dọn cây, đem bán mà làm im không nói. Đồng ý là rừng của mình giờ quy hoạch thành rừng phòng hộ cảnh quan, nhưng việc thu dọn, bán cây khi chưa được phép là không đúng".
Tháng 12-2020, Ban quản lý này ký hợp đồng mua bán tài sản với một hộ dân, tài sản bán là 122 cây keo tai tượng bị ngã đổ do bão ven đường từ bãi đỗ xe nhà đôi đến tháp H do công đoàn ban quản lý trồng từ năm 2001, với giá bán 185 triệu đồng, thời gian khai thác trong tháng 1-2021.
Gỗ trong khu di tích Mỹ Sơn bị hư hỏng sau bão số 9 - Ảnh tư liệu
Giám đốc ban quản lý: Chúng tôi sai sót!
Ông Phan Hộ - giám đốc Ban quản lý - cho biết bão đã gây ngã đổ số lượng keo này ảnh hưởng đến lối đi, công trình kiến trúc.
Để khắc phục nhanh, trả lại lối đi nguyên trạng cảnh quan tham quan, ban thống nhất giao trách nhiệm cho công đoàn cơ quan tổ chức thu dọn các cây ngã đổ mà trước đây công đoàn trồng dọc hai bên đường đi tạo bóng mát, tận dụng kinh phí thu được trả nhân công và tổ chức phát động trồng thay thế bằng các loại cây bản địa, tuổi thọ lâu năm.
Công đoàn đã khảo sát có khoảng 130 cây lớn nhỏ, lập kế hoạch, hợp đồng nhân công tổ chức thu dọn.
"Trong quá trình thu dọn, chúng tôi chỉ chú tâm vào chuyện làm sao khắc phục nhanh hậu quả bão lũ. Vì vậy so với các quy định về rừng thì mình chưa có báo cáo, xin phép đầy đủ, do vậy dẫn đến sai sót, đây là điều đáng tiếc, là bài học với chúng tôi.
Về mặt nguyên tắc không đúng pháp luật, chứ về bản chất chúng tôi không tổ chức khai thác, có ý đồ chặt rừng phòng hộ, bán cây. Chỉ muốn khắc phục nhanh hậu quả của bão để đón khách", ông Hộ phân trần.
Nhiều cây có đường kính lớn bị tận thu, đem bán mà chưa được phép của cấp có thẩm quyền - Ảnh: LÊ TRUNG
Trong quá trình thực hiện có sai sót nữa là đơn vị hợp đồng thu dọn lại thu gom cả một số cây ngã đổ của các hộ dân bên cạnh. "Đây là sai sót trong giám sát của ban quản lý. Người mua tranh thủ, 'nhầm lẫn' khai thác luôn cây ngã đổ trong rừng trồng của dân", ông Hộ nói thêm.
Theo kiểm lâm, việc chặt hạ, thu dọn cây ngã đổ trong rừng phòng hộ cảnh quan khu di tích, dù với mục đích nào thì ban quản lý phải làm phương án và trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thu dọn cây khi chưa được phép là trái quy định pháp luật.
Ông Trần Văn Thu - chi cục trưởng chi cục kiểm lâm Quảnh Nam - cho biết đơn vị đã vào cuộc làm rõ, hiện đang mời ban quản lý làm việc để xem xét, xử lý.
TTO - Với lượng khách bình quân mỗi năm đạt 400.000 lượt, doanh thu khoảng 60 tỉ đồng thì di sản Mỹ Sơn chưa phát huy đúng tầm giá trị một di sản thế giới.
Xem thêm: mth.7284619002301202-pehp-coud-auhc-ihk-nab-med-nos-ym-aid-hnaht-o-oab-uas-gnur-yac-nod/nv.ertiout