vĐồng tin tức tài chính 365

Tiền số với chủ quyền quốc gia

2021-03-21 16:13

Tiền số với chủ quyền quốc gia

Châu Phan

(KTSG) - Dường như tiền số là xu hướng không thể cưỡng lại được. Điều này đặt ra thách thức không khác gì chuyện đô la hóa nền kinh tế.

Một số nước hiện nay đang nghiên cứu hoặc đã phát hành đồng tiền số ngân hàng trung ương (viết tắt là CBDC) của mình. Đồng Sand Dollar của quốc đảo Bahamas là đồng tiền CBDC đầu tiên trên thế giới được đưa vào lưu thông.

Trung Quốc thì đang tích cực triển khai thí điểm đồng nhân dân tệ số để kịp sử dụng rộng rãi trong dịp Olympic mùa đông 2022. Thụy Điển có thể là nước tiếp theo triển khai tiền số. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật tuy chưa có kế hoạch cụ thể nào về CBDC nhưng đã nhận định rằng nhu cầu CBDC của dân chúng có thể tăng vọt. Còn ở Mỹ thì Bộ trưởng Tài chính Yellen cho rằng đồng đô la số là “rất đáng để xem xét”.

Dù có bị cấm đoán thì CBDC vẫn hoàn toàn có thể được sử dụng trong nước một cách dễ dàng mà khó có thể bị kiểm soát, theo dấu bởi cơ quan chức năng nước sở tại.

Với xu hướng gia tăng về sự quan tâm cũng như số lượng đồng tiền số đã và sẽ được phát hành, phổ cập rộng rãi trên thế giới, đến một ngày không xa - có khả năng là vào cuối thập niên này, người ta sẽ chứng kiến một hiện thực là trong ví điện tử được cài đặt trên điện thoại thông minh của mỗi người dân sẽ cùng lúc chứa vài loại CBDC khác nhau.

Điều đáng nói, vì là tiền số nên CBDC hoàn toàn có thể được sử dụng cho các giao dịch ngoài biên giới quốc gia, với trung gian là ngân hàng trung ương của các nước có CBDC tương ứng được người dân nắm giữ, chứ không phải là qua các ngân hàng thương mại như truyền thống.

Do dễ dàng trong sử dụng và lưu thông nên CBDC hoàn toàn có thể thay thế đồng tiền quốc gia, đặc biệt khi đồng nội tệ chưa được số hóa. Điều này đặt ra một vấn đề thách thức với chủ quyền quốc gia tương tự như nạn đô la hóa nền kinh tế nội địa, thậm chí ở mức độ lớn hơn và quy mô rộng hơn do tính ưu việt và sự thuận tiện của tiền số.

Ngân hàng trung ương các quốc gia đang phát triển cần thay đổi nhận thức, chuyển vị thế của mình từ một “ông chủ tiền tệ” sang thành một “nhà cung cấp dịch vụ” với hy vọng người dân trong nước sẽ chấp nhận và yêu thích đồng nội tệ số quốc gia.

Một phản ứng chính sách dễ dãi để bảo vệ nội tệ, bảo vệ chủ quyền tiền tệ sẽ là sự cấm đoán người dân sử dụng CBDC của các nước khác, cũng như mọi loại tiền mã hóa, tiền ảo... trong thanh toán.

Tuy nhiên, đối tượng giao dịch bằng các CBDC của người dân trong nước là các ngân hàng trung ương thế giới. Ngân hàng trung ương nước sở tại không có quyền và cách thức gì can thiệp và chế tài như họ làm với hệ thống ngân hàng thương mại nội địa gồm cả chi nhánh/ngân hàng con của ngân hàng thương mại nước ngoài.

Do vậy, dù có bị cấm đoán thì CBDC vẫn hoàn toàn có thể được sử dụng trong nước một cách dễ dàng mà khó có thể bị kiểm soát, theo dấu bởi cơ quan chức năng nước sở tại.

Thay vì cấm đoán, điều mà ngân hàng trung ương sở tại có thể làm để bảo vệ chủ quyền tiền tệ của mình một cách hữu hiệu hơn là: một mặt, phát hành CBDC riêng của mình để theo kịp trào lưu thế giới; mặt khác, ngân hàng trung ương sở tại cần làm cho CBDC của mình trở nên hấp dẫn hơn, có tính cạnh tranh với các CBDC khác, và kể cả các loại tiền mã hóa khác do các chủ thể phi nhà nước phát hành như Diem của Facebook - một loại tiền số có giá trị ổn định (stablecoin) do được gắn giá trị với các loại tiền tệ chủ chốt trên thế giới.

Để tăng tính hấp dẫn cho CBDC, ngân hàng trung ương cần đảm bảo khả năng xử lý số lượng giao dịch lớn một cách nhanh chóng nhất, chi phí thấp nhất, và thông suốt trong toàn hệ thống. Ngoài ra, ngân hàng trung ương cũng cần đảm bảo với người sử dụng về tính riêng tư trong các giao dịch hàng ngày.

Một trong những thách thức chính cho ngân hàng trung ương trong nỗ lực làm cho CBDC của mình trở nên hấp dẫn và cạnh tranh hơn là việc lựa chọn đúng công nghệ. Chất lượng và khả năng xử lý của các loại điện thoại thông minh là khác nhau nên nếu công nghệ được lựa chọn không phù hợp thì sẽ mất đi một số lượng người sử dụng nhất định, đồng nghĩa với việc loại bỏ họ ra khỏi cuộc chơi tiền số. Điều này cũng có nghĩa là hạn chế việc phổ cập và đạt được sự ưa thích đối với CBDC của quốc gia trong dân chúng.

Thách thức thứ hai là chi phí giao dịch. Với những giao dịch giá trị nhỏ, chúng sẽ khó có thể được thực hiện thành công nếu chi phí cần có liên quan đến năng lực tính toán trong xử lý và xác nhận giao dịch trong hệ thống phi tập trung trở nên quá cao.

Một thách thức khác cho việc phổ biến và bảo vệ tiền số quốc gia đến từ sự cạnh tranh của các hệ thống thanh toán do các chủ thể phi nhà nước sở hữu như PayPal, Venmo và Stripe. Trước thách thức mang lại từ CBDC (do giao dịch bằng CBDC diễn ra trực tiếp với ngân hàng trung ương mà không cần trung gian là các hệ thống này), các hệ thống thanh toán này cũng tự vệ bằng cách chấp nhận và tích hợp CBDC vào hệ thống của mình. Điều này càng làm cho việc sử dụng CBDC của nước ngoài trong lãnh thổ quốc gia trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Trước những xu hướng tất yếu và thách thức như trên, ngân hàng trung ương các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển cần thay đổi nhận thức, chuyển vị thế của mình từ một “ông chủ tiền tệ” sang thành một “nhà cung cấp dịch vụ” với hy vọng người dân trong nước sẽ chấp nhận và yêu thích đồng nội tệ số quốc gia. 

Xem thêm: lmth.aig-couq-neyuq-uhc-iov-os-neit/816413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiền số với chủ quyền quốc gia”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools