vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp nước ngoài ở Myanmar chật vật duy trì hoạt động

2021-03-24 03:05

Doanh nghiệp nước ngoài ở Myanmar chật vật duy trì hoạt động

Chánh Tài

(KTSG Online) - Các doanh nghiệp nước ngoài ở Myanmar đang chật vật duy trì hoạt động khi hệ thống tài chính của nước này bị tê liệt do làn sóng đình công của nhân viên ngân hàng để hưởng ứng phong trào bất tuân dân sự, gây sức ép lên chính phủ quân sự.

Một chi nhánh ngân hàng ở Yangon đóng cửa do nhân viên đình công để hưởng ứng phong trào bất tuân dân sự. Ảnh: EPA

Không có tiền trả lương và mua nguyên vật liệu

Cuộc đảo chính do phe quân đội tiến hành đầu tháng 2 đã chấm dứt cuộc chuyển tiếp sang nền dân chủ kéo dài một thập qua ở Myanmar. Làn sóng đình công phản đối đảo chính  trong ngành ngân hàng của Myanmar đang gây khó khăn lớn cho các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài ở Myanmar vì họ không thể tiếp cận nguồn tiền mặt kịp thời để trả lương cho người lao động và thanh toán cho nguyên vật liệu thô.

“Đối với giới doanh nghiệp nói chung, các điều kiện hiện nay không cho phép họ hoạt động hiệu quả. Có cảm giác như một tương lai khủng khiếp đang chực chờ ập đến”, một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc, đang thường trú tại Myanmar, nói.

Trong tuần từ ngày 8 đến 12-3, còn khoảng 54 công ty duy trì hoạt động ở đây, chỉ bằng 65% số công ty trước khi đảo chính xảy ra.

Nhiều công ty Nhật Bản cho biết họ không thể thanh toán hoặc nhận tiền từ khách hàng.

Đại diện của Công ty xây dựng Kajima, nhà phát triển một tổ chức chung cư và thương mại ở Yangon nói: “Chúng tôi không thể thanh toán cho các công ty địa phương có tài khoản ở các ngân hàng đã dừng hoạt động”.

Theo Jack Mullan, Giám đốc điều hành Công ty quản lý rủi ro Barber Mullan & Associates, có trụ sở tại Singapore, một số công ty nước ngoài đang chuyển nhân viên sống gần các điểm nóng biểu tình đến các khách sạn an toàn và khuyến khích nhân viên người nước ngoài không thiết yếu rời khỏi Myanmar.

Phong trào bất tuân dân sự ở Myamar khiến những công việc cơ bản cũng trở nên phức tạp đối với các công ty nước ngoài. Nhiều công ty thường chuyển tiền từ các nơi khác ở châu Á để trả lương cho nhân viên ở Myanmar. Nhưng giờ đây, họ không thể chuyển tiền khi nhiều ngân hàng ở Myanmar đóng cửa do nhân viên nghỉ làm.

Mullan cho biết ông đã thực hiện một lệnh chuyển khoản đến một ngân hàng tư nhân của Myanmar vào ngày 2-3 nhưng cho đến nay, ông vẫn chưa nhận được tiền. Ông nói nhiều công ty nước ngoài đang căng thẳng vì họ không chắc chắn sẽ nhận được tiền mặt vào cuối tháng để thanh toán lương cho nhân viên.

Dale Buckner, Giám đốc điều hành Global Guardian, công ty dịch vụ an ninh có trụ sở tại bang Virginia (Mỹ), cho biết công ty của ông phải tìm giải pháp đường vòng để giúp 7 khách hàng doanh nghiệp lớn ở Myanmar: chuyển tiền cho một nhà môi giới ở Singapore, người có tiền mặt ở Myanmar, sau đó, nhà môi giới này sẽ yêu cầu nhân viên của mình ở Myanmar chuyển các gói tiền đến văn phòng của các khách hàng của Global Guardian.

Ông Buckner cho biết, tổng số tiền đã giao cho các khách hàng ở Myanmar khoảng 2,5 triệu đô la Mỹ và phí môi giới đã tăng lên mức 25%, từ mức 12% cách đây 6 tuần. Tại đặc khu kinh tế Thilawa nằm ở phía nam Yangon, do ngân hàng đóng cửa, nhiều công ty nước ngoài phải dừng trả lương và thu mua nguyên liệu thô, dẫn đến nhiều các nhà máy phải tạm dừng hoạt động.
 

Công nhân rời bỏ các khu công nghiệp

Kể từ đầu tháng 3, các thương hiệu thời trang nước ngoài đang gia công sản xuất tại Myanmar, chẳng hạn như H&M của Thụy Điển và Benetton Group của Ý, đã tạm dừng nhận đơn đặt hàng mới vì lo ngại về tình trạng bất ổn kéo dài ở Myanmar. Các nhà sản xuất hàng may mặc đóng góp khoảng 25% kim ngạch hàng xuất khẩu của Myanmar. Họ cho biết việc bảo đảm đủ số lượng công nhân cho các nhà máy đang trở nên khó khăn hơn.

Hàng ngàn công nhân đã tháo chạy khỏi các khu công nghiệp gần Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, sau khi các nhà máy may mặc của doanh nghiệp Trung Quốc ở đây bị đốt phá và lực lượng an ninh nổ súng bắn chết ít nhất 37 người biểu tình vào hôm 14-3.

Bất chấp rủi ro, các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã thu hút người dân từ mọi tầng lớp trong xã hội. Một doanh nhân phương Tây ở Yangon cho biết một số nhân viên của ông thường xuyên tham dự các cuộc biểu tình trong giờ làm việc. Ông nói: “Rất khó để ngăn cản họ”.

Theo các nhân viên làm việc tại văn phòng của hãng bia Heineken ở Yangon, các công nhân của nhà máy bia Heineken đã gây sức ép để công ty ngừng chuyển cho chính phủ khoản thuế thu nhập khấu trừ từ tiền lương của họ như một cách để cắt đứt nguồn cung cấp tài chính cho phe quân đội.

Một nhà phân tích kinh doanh ở Yangon cho biết các công ty như Heineken phải đối mặt với tình huống bế tắc: Vi phạm pháp luật bằng cách không giao tiền thuế, hoặc có nguy cơ bị gắn mác ủng hộ quân đội và có thể bị tẩy chay nếu chuyển tiền thuế cho chính phủ bất chấp sự phản đối của người lao động. "Tất cả các công ty đang gặp vấn đề này", nhà phân tích này cho hay. 

Tình hình căng thẳng hơn đối với một số công ty đa quốc gia đang hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước Myanmar.
Gần gây, một tổ chức đại diện cho các nghị sĩ Myanmar bị quân đội phế truất kêu gọi Tập đoàn dầu khí Total (Pháp) dừng chuyển doanh thu bán hàng cho Công ty dầu khí nhà nước Myanmar (MOGE).

Total là đối tác của MOGE trong một liên doanh khai thác khí đốt ở các mỏ ngoài khơi của Myanmar. Liên doanh này còn có sự góp mặt của Tập đoàn năng lượng Chevron (Mỹ) và Công ty thăm dò và khai thác dầu phí PTT (Thái Lan).

Các nhà hoạt động nhân quyền ở Myanmar cũng yêu cầu các tập đoàn như Total và Chevron đưa doanh thu bán hàng vào một tài khoản trung gian cho đến khi chính quyền dân sự được phục hồi ở Myanmar. Tuy nhiên, các tập đoàn này lo ngại nếu hành động như vậy, họ sẽ vi phạm hợp đồng.

Giới phân tích nhận định việc các công ty nước ngoài giảm đầu tư vào Myanmar có thể không làm thay đổi tính toán của quân đội nước này vì các hành động của họ dường như được thúc đẩy bởi yếu tố chính trị hơn là phát triển kinh tế.

Các tướng lĩnh Myanmar đã quen với việc cầm quyền dưới sự cô lập của quốc tế vì họ từng chịu đựng các đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây trong nhiều thập kỷ trước khi chúng được dỡ bỏ dần trong 10 năm qua trong tiến trình chuyển đổi sang nền dân chủ.

Tuy nhiên, phe quân đội có thể đối mặt thách thức ngày càng lớn khi cơn suy sụp kinh tế, do các cuộc đình công trên diện rộng, có khả năng nghiêm trọng hơn nếu các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt tháo chạy khỏi Myanmar.

Theo Wall Street Journal

Xem thêm: lmth.gnod-taoh-irt-yud-tav-tahc-ramnaym-o-iaogn-coun-peihgn-hnaod/208413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp nước ngoài ở Myanmar chật vật duy trì hoạt động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools