Theo Liu Lei – nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia (NIFD), chính quyền các địa phương Trung Quốc đã chịu áp lực trong việc gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng để vượt qua những khó khăn do đại dịch gây ra. Theo đó, khoản vay nợ ngoài đã tăng thêm 6% từ mức thấp gần đây là 13,9 tỷ CNY trong quý III/2019.
Khoản nợ tiềm ẩn bao gồm các khoản tiền do các thực thể được nhà nước hậu thuẫn huy động cho dự án cơ sở hạ tầng và các dự án công khác. Khoản vay này được đảm bảo chính thức về việc hoàn trả. Ngoài ra, trái phiếu được các LGFV (công cụ tài trợ của chính quyền địa phương) phát hành là một trong những ví dụ về việc chính quyền cấp tỉnh huy động vốn để tăng chi tiêu nhưng không đưa vào bảng cân đối kế toán chính thức.
Khoản nợ tiềm ẩn của chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đã tăng mạnh trong năm 2020.
Trong năm nay, chính quyền Trung Quốc thông báo sẽ ổn định tỷ lệ đòn bẩy vĩ mô và giảm tỷ lệ nợ công để kiềm chế rủi ro. Dẫu vậy, Liu cho biết, mục tiêu này khó có thể đạt được vì chi tiêu ngân sách không đủ để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đến năm 2035.
Trong một cuộc phỏng vấn, Liu cho hay: "Chính quyền các địa phương sẽ tìm cách gia tăng khoản nợ tiềm ẩn, bởi họ đang chịu áp lực với việc mở rộng đầu tư. Về dài hạn, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm sự bất ổn từ bên ngoài và tình trạng dân số già."
Trung Quốc hiện chưa có con số chính thức về khoản nợ tiềm ẩn của chính quyền các địa phương. Do đó, ước tính của các tổ chức khác nhau sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
Tính toán về khoản nợ tiềm ẩn của Liu bao gồm trái phiếu do LGFV phát hành và khoản đi vay của các quỹ tín thác liên kết với chính phủ, các công ty bảo hiểm cùng các công ty đầu tư khác. Ước tính này không bao gồm các khoản LGFV đi vay ngân hàng – vốn có thể được sử dụng cho các dự án thương mại thay vì dự án phúc lợi cộng đồng.
Ông Liu cho biết, khoản nợ tiềm ẩn có thể dẫn đến việc chính quyền các địa phương sẽ phải trả hơn 700 tỷ CNY mỗi năm cộng thêm lãi suất, bởi việc phát hành nợ như vậy tốn kém hơn so với trái phiếu chính phủ. Ngoài ra, việc này cũng tạo rủi ro cho sự ổn định của hệ thống tài chính Trung Quốc, bởi khoản vay này đã được các định chế tài chính – bao gồm ngân hàng, công ty môi giới và quỹ ủy thác, mua vào.
Tình trạng khoản nợ tiềm ẩn gia tăng vào năm ngoái diễn ra sau khi nợ đã giảm từ mức đỉnh là 16,6 nghìn tỷ CNY vào năm 2016, khi giới chức Trung Quốc chuyển đổi một số khoản vay thành trái phiếu chính phủ và đưa vào bảng cân đối kế toán chính thức.
Tham khảo Bloomberg