Ông Phan Lạc Hùng cạnh bên mô hình đình làng Hữu Bằng do chính bàn tay ông chế tác - Ảnh: PHẠM TUẤN
Chủ nhân của ngôi đình mô hình bằng gỗ gụ độc nhất ấy là ông Phan Lạc Hùng - 67 tuổi, xóm Chùa, xã Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội. Sinh ra và lớn lên ở ngôi làng có nghề gỗ truyền thống, nhà nhà trong làng đều làm nghề mộc, gia đình ông cũng có tiếng trong làng, nhiều đời gắn bó với “cái chày, cái đục”.
Riêng bản thân ông Hùng cũng đã có 50 năm gắn bó với nghề mộc, nhà lại gần ngay ngôi đình làng Hữu Bằng có niên đại gần 350 năm. Nên từ nhỏ, mọi thăng trầm, vui buồn trong cuộc sống gần như đình làng là nơi "chứng kiến" cùng ông. Vì vậy, ngôi đình làng luôn được người nghệ nhân già trên dành cho một tình cảm đặc biệt.
Những lý do trên đã thôi thúc ông lên ý tưởng để chế tác một ngôi đình làng bằng gỗ thu nhỏ, lấy nguyên bản kiến trúc, thiết kế từ ngôi đình làng Hữu Bằng.
"Tôi tự hào vì đến nay quê tôi còn giữ được một ngôi đình cổ có kiến trúc tương đối đẹp, với dân làng tôi thì đây là một kỷ vật của quê hương. Mọi công việc lớn nhỏ trong làng ngôi đình gần như đều "chứng kiến", vì vậy tôi đã ấp ủ và đau đáu việc thu nhỏ ngôi đình làng mình thành một mô hình được làm từ gỗ", ông Hùng chia sẻ.
Toàn cảnh mô hình đình làng Hữu Bằng được ông Hùng tìm tòi, lên ý tưởng và hoàn thiện, giống tới 95% ngôi đình thật
Chính những mong mỏi đó đã thôi thúc ông Hùng tìm tòi, nghiên cứu kỹ kiến trúc của ngôi đình làng mình. Ngày ngày mỗi buổi sáng, sau khi ra sân đình tập thể dục, ông Phan Lạc Hùng đều dành ra 30 phút sau buổi tập để ngắm nghía tổng quan đình, dùng điện thoại chụp ảnh lại các chi tiết nhỏ, sau đó về nghiền ngẫm, tính toán cách làm.
Tuy nhiên cái hay và độc đáo nhất có thể kể đến là "làm đến đâu vẽ đến đấy, chứ không để lại một bản thiết kế nào cụ thể nào".
"Có những đêm tôi không ngủ được vì để nghĩ xem phải làm ngôi đình bằng mô hình như thế nào, vì nó quá đồ sộ và nhiều chi tiết. Việc thu nhỏ ngôi đình lại chỉ bằng một mô hình là một điều vô cùng khó, ngoài ra việc làm sao để các chi tiết đó giống với ngôi đình nguyên bản cũng khiến tôi mất khá nhiều thời gian", ông Hùng nói thêm.
Được biết, từ khi lên ý tưởng đến khi hoàn thành ngôi đình làng bằng mô hình siêu nhỏ, người đàn ông tuổi 67 trên đã mất hơn 5 năm từ việc tìm nguyên liệu và cả quá trình thực hiện.
Gỗ gụ là nguyên liệu chính mà người nghệ nhân tuổi 67 trên chọn để chế tác nên mô hình đình độc đáo này - Ảnh: PHẠM TUẤN
Ông Hùng cũng đã dành ra từ 6 đến 8 tiếng một mình liên tục mỗi ngày, các công đoạn gia công phức tạp, từ những chi tiết nhỏ nhất như làm tấm ngói bằng gỗ ép được cắt sao cho y hệt tấm ngói được lợp ở đình; đến cái mộng nhỏ trên cột được chế tác một cách tinh vi; khung cửa hình chữ thọ; đến công đoạn gắn keo, thêm cây tùng, cây đại bằng thật và siêu nhỏ.
Những chi tiết được ông Hùng chăm chút nhất là mộng cửa, then chốt và lớp ngói lợp trên mái đình...
"Làm 100 nghìn viên ngói nhưng phiên bản mô hình đình làng Hữu Bằng chỉ sử dụng khoảng 70 nghìn viên. Mỗi ngày chỉ dập được 1500 viên và mất khoảng 2 tháng mới làm xong chi tiết mái ngói", nghệ nhân Lạc Hùng cho hay.
Theo tìm hiểu, ngôi đình mô hình trên có tỉ lệ 1/1000 so với ngôi đình làng Hữu Bằng, có trọng lượng khoảng 60kg và được xem là mô hình đình bằng gỗ nhỏ nhất Việt Nam.
Theo ông Hùng, mô hình này tạo nên cũng một phần lý do là bởi mong muốn bảo tồn, lưu giữ lại kiến trúc ngôi đình làng cổ quê nhà, để lại cho con cháu sau này, để họ biết quý trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống.
"Khi hoàn thiện xong tôi thấy rất vui, có người hỏi mua tiền tỉ nhưng tôi không bán, tôi muốn dành di sản này cho con cháu tôi, để giáo dục con cháu trong nhà biết yêu văn hoám truyền thống quê hương", ông Hùng nói thêm.
Đình Hữu Bằng thuộc xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, xưa được gọi với tên nôm là đình kẻ Nủa, được công nhận di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1989, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Tây.
Được xây dựng thời Lê Trung Hưng niên hiệu Chính Hòa, Đình thờ tam vị Nam Hải Đại Vương thành hoàng làng, đình Hữu Bằng tọa lạc trên một gò đất cao ráo, thoáng mát, phía trước có hồ nước như là điểm “tụ thủy, tụ phúc”.
Hiện, trong đình còn lưu giữ 27 đạo sắc phong qua các triều vua phong kiến, vua phong thượng đẳng thần cho tam vị thành hoàng.
Theo: Di tích lịch sử - Văn hóa Hà Nội
Ngôi đình được nhìn từ góc trái, thoạt qua, cứ ngỡ đây là một ngôi đình thật, không phải là một mô hình
Góc nhìn ở từ giữa "sân đình"
Những chiếc trống, chiêng siêu nhỏ, được đặt 2 bên lối vào chính điện
Tất cả các chi tiết như gạch lát sân đình, ngựa canh cổng chính điện, cửa vào chính điện đều được hoàn thiện tỉ mỉ, công phu và bằng gỗ gụ
Phần Tả vu của ngôi đình được hoàn thiện rất tỉ mẩn
Phần mái được lấy nguyên mẫu các chi tiết mái của ngôi đình làng Hữu Bằng
Đình làng Hữu Bằng ngày nay - Ảnh: PHẠM TUẤN
TTO - Sáng 20-8, lãnh đạo quận 8 (TP.HCM) và người dân đã đến viếng và dâng hương, hoa trước tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (bên trong khuôn viên Đình Bình Đông) nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Tôn.
Xem thêm: mth.24470650142301202-man-teiv-tahn-ohn-ug-og-gnab-cat-ehc-coud-gnal-hnid-hnih-om-oad-cod/nv.ertiout