vĐồng tin tức tài chính 365

Trách nhiệm pháp lý trong vụ tông đổ 9 cột điện

2021-03-24 16:49

Khoảng 4 giờ ngày 20-3, tài xế người nước ngoài lái ô tô tông vào một trụ điện trung thế trên lề đường Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM. Trụ điện ngã, kéo theo tám trụ điện khác đổ theo. Vụ việc khiến một khu vực của phường Thảo Điện bị mất điện.

Qua làm việc, tài xế cho biết do buồn ngủ nên gây ra vụ việc.

Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết sự việc xảy ra làm ba trụ trung thế và sáu trụ điện hạ thế bị nghiêng, ngã đổ, gây gián đoạn cung cấp điện tạm thời cho 122 hộ dân tại khu vực này.

Qua thực tế hiện trường, Tổng công ty Điện lực xác định nguyên nhân sự việc là do xe ô tô tông vào một trụ điện với lực tác động rất mạnh và vượt quá lực chịu đựng của trụ nên trụ điện này bị gãy.

Vấn đề đặt ra là trách nhiệm pháp lý của tài xế, việc bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật hiện hành trong vụ này ra sao?  

Trách nhiệm pháp lý trong vụ tông đổ 9 cột điện - ảnh 1
Hiện trường vụ xe tông cột điện. Ảnh: PLO

Có thể trách nhiệm liên đới hoặc hỗn hợp

ThS Nguyễn Trương Tín, giảng viên Khoa Luật dân sự Trường Đại học Luật TP.HCM, phân tích: Trong vụ việc này, nếu đúng như Tổng Công ty Điện lực Thành phố thông tin là các trụ điện đều được thiết kế, sản xuất và được kiểm tra chất lượng tuân thủ tiêu chuẩn, công tác quản lý, vận hành, kiểm tra định kỳ lưới điện được thực hiện đầy đủ theo quy định thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về tài xế hoặc (và) chủ sở hữu chiếc xe ô tô.
Trường hợp điều tra, giám định mà có lỗi của bên sản xuất, thi công, chủ sở hữu công trình, chủ thể quản lý, vận hành mạng lưới điện thì trách nhiệm bồi thường có thể là liên đới hoặc hỗn hợp.
Thông tin cho rằng tài xế buồn ngủ nên để xảy ra tai nạn cho thấy tài xế gây thiệt hại do lỗi vô ý. Trường hợp gây thiệt hại do lỗi vô ý thì người chịu trách nhiệm bồi thường có thể được giảm mức bồi thường nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình (khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015). Trong vụ việc này, chủ thể bị thiệt hại là Công ty Điện lực và có thể bao gồm cả những hộ dân bị mất điện nếu họ chứng minh được thiệt hại phát sinh.
Lưu ý là tai nạn đổ cột điện này có liên quan đến xe ô tô mặc dù do người điều khiển xe gây ra. Tài xế xe ô tô gây thiệt hại có thể đồng thời là chủ sở hữu chiếc xe, hoặc tài xế là người làm công cho chủ xe khác. Và tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ xe ô tô do liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ (chiếc xe), hay trách nhiệm bồi thường thuộc về bên sử dụng lao động do người làm công của của mình gây ra, rồi sau đó yêu cầu lái xe hoàn trả lại theo quy định pháp luật.
Liên quan đến xe ô tô gây thiệt hại, thông thường chủ sở hữu xe có tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba (cả người và tài sản). Căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm cụ thể để Công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm, gánh bớt phần trách nhiệm cho chủ xe hoặc (và) tài xế xe theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm hình sự tới đâu?

Theo Luật sư Nguyễn Sơn Lâm, Đoàn Luật sư TP.HCM thì hành vi của tài xế tuy không gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người khác nhưng hậu quả gây ra thiệt hại về tài sản trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì có dấu hiệu vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS 2015 về tội vi phạm giao thông đường bộ.

Thiệt hại xuất phát từ việc tài xế buồn ngủ khi lái xe, không làm chủ được tay lái nên đã tông vào một cột điện, rồi kéo theo ngã đổ tiếp tám trụ điện khác, cho nên tài xế đã có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại này.

Theo khoản 3 Điều 29 BLHS 2015 thì có thể miễn trách nhiệm hình sự nếu người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được bị hại hoặc người đại diện của bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Nếu giữa tài xế và Công ty Điện Lực tự hòa giải, thỏa thuận được với nhau về việc đền bù thiệt hại, phía Công ty Điện Lực đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì tài xế có thể được miễn trách nhiệm hình sự về hành vi này.

Còn nếu giữa các bên không tự hòa giải, thỏa thuận được với nhau bồi thường thiệt hại về tài sản, muốn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tài xế trong trường hợp này phải xác định cho được chính xác nguyên nhân vì sao tài xế chỉ tông xe vào một trụ điện mà lại kéo theo ngã đổ luôn tám trụ khác và giá trị thiệt hại chín trụ điện bị ngã đổ như vậy là bao nhiêu, thì mới có căn cứ để cơ quan điều tra quyết định có khởi tố vụ án hình sự đối với tài xế hay không.

Để có chứng cứ chứng minh việc này, cơ quan điều tra phải thu thập chứng cứ bằng cách giám định và định giá tài sản đúng theo quy định pháp luật.

Người nước ngoài lái ô tô buồn ngủ tông ngã hàng loạt cột điện

Xem thêm: lmth.664479-neid-toc-9-od-gnot-uv-gnort-yl-pahp-meihn-hcart/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trách nhiệm pháp lý trong vụ tông đổ 9 cột điện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools