vĐồng tin tức tài chính 365

Không khám vẫn nhận thông báo được thanh toán bảo hiểm y tế

2021-03-26 10:25
Không khám vẫn nhận thông báo được thanh toán bảo hiểm y tế - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại khoa cấp cứu Bệnh viện quận 7, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 25-3 cho biết đang xác minh thông tin báo Tuổi Trẻ phản ánh một số trường hợp người dân không đi khám bảo hiểm y tế, nhưng lại được cơ sở y tế thông báo "khám" và đề nghị cơ quan bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm y tế.

Liên tục nhận thông báo thanh toán bảo hiểm y tế

Chị N.T.A.H. (37 tuổi, quê Đồng Nai) chính là nạn nhân điển hình của câu chuyện khá ly kỳ này. Sinh ra ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), từ nhiều năm qua chị chuyển đến sống ở TP.HCM và được cơ quan đăng ký khám bảo hiểm y tế ở một bệnh viện tại đây.

Thế nhưng từ giữa năm 2019 đến nay chị H. liên tục nhận được thông báo về điện thoại, với nội dung "Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) hoặc trạm y tế xã Bảo Hòa (Xuân Lộc, Đồng Nai) đã đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán số tiền khám bệnh".

Chị H. cho biết khá bất ngờ khi nhận các thông báo này, bởi chị không đăng ký khám bảo hiểm y tế tại địa phương, chưa kể cá nhân có đăng ký bảo hiểm y tế ở TP.HCM nhưng hiếm khi đi khám.

"Tôi chỉ còn cha mẹ sinh sống ở Xuân Lộc (Đồng Nai), nhưng họ đều có thẻ bảo hiểm y tế riêng và đều sử dụng các thông tin cá nhân, số điện thoại riêng khi đăng ký bảo hiểm y tế. Tôi đã kiểm tra kỹ và chắc chắn trong gia đình không ai sử dụng thông tin của tôi để đăng ký thẻ bảo hiểm y tế cả", chị H. nói.

Theo tìm hiểu, số tiền mà hai nơi này đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán có giá thấp nhất là 26.000 đồng/lượt và cao nhất trên 600.000 đồng/lượt. Ngoài ra, người đang sử dụng thẻ bảo hiểm y tế này có lịch khám khá dày đặc. Thông thường cách nhau nửa tháng, nhưng có lúc khám trong hai ngày liên tục.

Điều đáng nói là thời điểm đầu tháng 6-2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thông báo thẻ bảo hiểm y tế này sắp hết giá trị sử dụng, đề nghị gia hạn và sau đó thẻ này vẫn được gia hạn sử dụng cho đến nay.

"Ngay khi nhận được các thông báo này từ năm 2019, tôi đã nhiều lần gọi tổng đài Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu kiểm tra liệu có sự nhầm lẫn hoặc trục lợi hay không, nhưng đến nay sự việc vẫn tiếp diễn", chị H. nói.

Không riêng gì chị H., hiện tượng này còn xảy ra với khá nhiều người. Tương tự, chị L. ở Đồng Tháp, có đăng ký bảo hiểm y tế tại một bệnh viện ở TP.HCM nhưng rất hiếm khi khám.

Đầu tháng 12-2020, chị bất ngờ nhận được thông báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam với nội dung một trạm y tế ở miền Trung đã đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán số tiền 96.800 đồng bảo hiểm y tế.

"Tôi đưa mã số thẻ bảo hiểm y tế của mình đối chiếu với mã được thông báo thì không phải của mình. Sau lần đó cảm giác của tôi khá hoang mang bởi giao dịch này liên quan đến tiền bạc và thông tin cá nhân của mỗi người", chị L. chia sẻ.

Không khám vẫn nhận thông báo được thanh toán bảo hiểm y tế - Ảnh 2.

Các tin nhắn thông báo từ Bảo hiểm xã hội về việc một người dùng thẻ bảo hiểm y tế ở Đồng Nai được thanh toán tiền bảo hiểm y tế nhưng lại được gửi vào số điện thoại của một người ở TP.HCM - Ảnh: Chị H. cung cấp

Cùng số điện thoại, họ tên, năm sinh... nhưng khác mã thẻ bảo hiểm y tế

Kết quả xác minh trường hợp của chị H. từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam khá bất ngờ khi cả hai thẻ bảo hiểm y tế hoàn toàn khác nhau về mã, số thẻ; địa chỉ cư trú nhưng lại trùng một tên người, năm sinh và số điện thoại liên hệ.

Đánh giá về hiện tượng này, một lãnh đạo Bảo hiểm xã hội khẳng định trường hợp này khá đặc biệt, bởi trước nay thường chỉ có tình trạng một người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khám nhiều lần, hoặc mượn thẻ bảo hiểm y tế để khám nhiều lần ở nhiều cơ sở y tế nhằm trục lợi.

"Thông thường khi đến khám chữa bệnh bao giờ người bệnh cũng phải xuất trình các loại giấy tờ tùy thân có ảnh nhưng trong trường hợp này không loại trừ có người đã lạm dụng thông tin cá nhân của người khác để làm thẻ và tự động rút tiền từ cơ quan Bảo hiểm xã hội", vị này đặt vấn đề.

Trả lời Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Đoàn Huỳnh Tuấn Tú - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) - cho biết hiện nay phần khám bảo hiểm y tế được quản lý trên hệ thống điện tử, nên các thông tin khám bệnh khá rõ ràng.

Quá trình xác minh, bác sĩ Tú cho biết mã thẻ bảo hiểm y tế mà đơn vị đang khám được đăng ký tại Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc. Và lược sử khám bảo hiểm y tế của người này tại bệnh viện gần như thường xuyên, định kỳ về bệnh lý tiểu đường.

Về việc ngoài khám ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, bệnh nhân này còn khám ở trạm y tế xã Bảo Hòa (Xuân Lộc), bác sĩ Tú nói rằng trước đó bệnh nhân đăng ký khám tại một phòng khám ở xã Bảo Hòa, sau đó để được hưởng bảo hiểm y tế tiếp tục có giấy giới thiệu chuyển tuyến lên bệnh viện.

"Dựa trên lược sử khả năng bệnh nhân trục lợi bảo hiểm y tế rất ít khả năng xảy ra. Tôi nhận định có lẽ do có sự nhầm lẫn nào đó về cập nhật số điện thoại để thông báo, thay vì báo cho người này lại báo cho người khác ở TP.HCM" - bác sĩ Tú nhận định.

Bác sĩ Tú khẳng định do lịch trình bệnh nhân này sẽ khám thường xuyên, nên phía đơn vị sẽ sắp xếp gặp trực tiếp để xác minh cụ thể.

"Trường hợp đặc biệt"

Giải thích có thông báo về số điện thoại người dùng nhưng mã số thẻ bảo hiểm y tế không đúng, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng các thông tin thông báo được xuất từ hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế. Tức là từ thông tin các cơ sở khám chữa bệnh cập nhật hằng ngày, sau khi kết thúc một lịch trình khám chữa bệnh của một người dùng thẻ bảo hiểm y tế.

Trước hiện tượng cùng một tên, năm sinh, nơi sinh (cùng huyện, khác xã), số điện thoại nhưng lại khác về mã, số thẻ bảo hiểm y tế... đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng trong một số trường hợp đơn thuần có thể xuất phát từ việc nhập nhầm số điện thoại của người tham gia từ các đại lý thu.

Còn trường hợp nêu trên có thể "đây là trường hợp đặc biệt" hoặc "có dấu hiệu khác" và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ xác minh.

Lý do người khám bảo hiểm y tế "qua mặt" được các bệnh viện

Thông tin về một người đàn ông đi khám bệnh bảo hiểm y tế "qua mặt" được rất nhiều bệnh viện, tổng chi phí bảo hiểm y tế thanh toán cho ông trong hơn hai tháng qua là hơn 60 triệu đồng, trung bình mỗi tháng là gần 30 triệu đồng tiền thuốc được rất nhiều bạn đọc quan tâm.

Bệnh nhân này "tàng hình" hay sao mà "qua mặt" được nhiều bệnh viện, lĩnh được rất nhiều thuốc đến vậy? Nhiều bạn đọc phản ảnh rằng khi họ đến khám bằng bảo hiểm y tế ở một số bệnh viện mà trước đó họ đã khám và nhận thuốc, uống chưa hết là họ bị bệnh viện phát hiện ra ngay, không cho thuốc.

Có hệ thống cảnh báo nhưng bác sĩ không xem

Tại sao chỉ trong hơn hai tháng, ông K. khám ở Bệnh viện Q.Gò Vấp tới 17 lần mà Bệnh viện Q.Gò Vấp không phát hiện ra? Ông Vũ Hoàng Hà, phó giám đốc Bệnh viện Q.Gò Vấp, phụ trách bệnh viện, trả lời ngày 9-3 ông đã nhận được cảnh báo của Bảo hiểm xã hội TP về một bệnh nhân đi khám chữa bệnh nhiều lần tại bệnh viện.

Bệnh viện đã kiểm tra lại thì thấy đúng là có thông tin này. Bệnh nhân nhiều lần đến bệnh viện để khám các bệnh như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp.

Sau khi báo chí đăng thông tin về bệnh nhân này, ban giám đốc bệnh viện đã yêu cầu những bác sĩ từng khám cho bệnh nhân này viết bản tường trình vì sao lại cho thuốc trùng nhau trên một bệnh nhân.

Bệnh viện Q.Gò Vấp đã trang bị hệ thống phần mềm cảnh báo, chỉ cần bệnh nhân còn thuốc, phần mềm này sẽ cảnh báo cho bác sĩ biết ngay. Tuy nhiên, bệnh viện hiện cũng chưa biết rõ vì lý do gì bác sĩ lại không tra cứu vào phần mềm này.

Tăng kiểm tra thông tin bệnh nhân

Ông Đỗ Thành Tuấn, giám đốc Bệnh viện Q.4, cho biết từ ngày 1-1 đến 8-3, ông K. có đến Bệnh viện Q.4 khám 8 lần với nhiều bệnh khác nhau như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường..., trong đó nhiều lần bệnh nhân này đến bệnh viện khám bệnh đái tháo đường và được kê toa thuốc, có những toa thuốc hơn 1 triệu đồng.

Sau khi nhận được thông tin, ông Tuấn đã trao đổi với từng bác sĩ đã khám cho bệnh nhân này, được biết bác sĩ của bệnh viện đã kê toa thuốc theo lời khai của bệnh nhân chứ không cho bệnh nhân xét nghiệm đường huyết.

Còn về việc bệnh nhân này được khám bệnh đái tháo đường nhiều lần trong hơn hai tháng là do lúc đó bệnh viện trong thời kỳ khan hiếm thuốc nên đã kê toa thuốc cho bệnh nhân chỉ trong một tuần.

Tại sao bệnh viện cũng không tìm hiểu trước đó bệnh nhân đã đi khám ở những bệnh viện nào, đã được kê những loại thuốc gì?

Ông Thành Tuấn trả lời bệnh viện cũng có hệ thống liên thông, tuy nhiên do cần bảo mật thông tin của bệnh nhân nên chỉ có cán bộ của bệnh viện mới có quyền truy cập thông tin, xem lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân.

Còn ông Huỳnh Văn Hy, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, cho biết trong hơn hai tháng trên ông K. đến khám tại bệnh viện sáu lần cũng với các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, dạ dày, đái tháo đường, tăng huyết áp.

Ông Hy cho biết trong những lần ông K. đến bệnh viện khám bệnh các bác sĩ đều kê toa đúng. Tuy nhiên, trước đó ông K. đã khám ở bệnh viện nào, được bác sĩ kê thuốc gì bệnh viện cũng có thể kiểm tra thông tin nhưng thường rất hạn chế.

Trong bệnh viện chỉ có hai người (là giám đốc và trưởng phòng kế hoạch của bệnh viện) có mã để vào xem được những thông tin này.

Chỉ trong hơn hai tháng, một bệnh nhân đã đến 18 bệnh viện để khám bảo hiểm y tế với tổng số 80 lần. Tại sao bệnh nhân này lại có thể dễ dàng "qua mặt" nhiều bệnh viện như vậy?

THÙY DƯƠNG

'Chưa khám lần nào' nhưng liên tục nhận thông báo được thanh toán khám BHYT

TTO - Dù sinh sống và đăng ký khám BHYT ở TP.HCM nhưng từ năm 2019 đến nay, một người liên tục nhận được tin nhắn thông báo từ BHXH VN: “Đã khám BHYT tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, Đồng Nai”.

Xem thêm: mth.60385811252301202-et-y-meih-oab-naot-hnaht-coud-oab-gnoht-nahn-nav-mahk-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không khám vẫn nhận thông báo được thanh toán bảo hiểm y tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools