Đại diện Mỹ và Đài Loan tại lễ ký kết ngày 25-3 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Trong một tuyên bố ngày 26-3, văn phòng của bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi Khim), đại diện của Đài Loan tại Mỹ, xác nhận thỏa thuận được ký tại Washington hôm 25-3.
"Với tư cách là một bên liên quan có trách nhiệm trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đài Loan luôn sẵn lòng đóng góp nhiều hơn nữa về các vấn đề hàng hải", bà Tiêu nhấn mạnh.
"Chúng tôi hi vọng rằng với Nhóm công tác tuần duyên mới thành lập, Đài Loan và Mỹ sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt hơn và cùng chung tay đóng góp cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng", đại diện Đài Loan cam kết.
Ông Sung Kim, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ chuyên trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cũng có mặt tại lễ ký kết.
Trong bài viết trên Twitter chính thức ngày 26-3, Cục Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Washington "rất tự hào khi được sát cánh cùng một người bạn tốt như Đài Loan để giải quyết những thách thức trên thế giới".
Đài Loan đang nâng cấp lực lượng tuần duyên bằng các tàu mới, có khả năng đưa vào biên chế hải quân trong trường hợp xảy ra chiến tranh, theo Hãng tin Reuters. Hòn đảo này đang đối phó với sự xâm nhập ngày càng tăng từ các tàu đánh cá và tàu hút cát Trung Quốc trong vùng biển do Đài Loan kiểm soát.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực để thu hồi. Quân đội Trung Quốc đã gia tăng tần suất hoạt động, tập trận gần đảo Đài Loan kể từ khi nhà lãnh đạo Thái Anh Văn lên cầm quyền năm 2016.
Cũng như hầu hết các quốc gia khác, Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng lại là nhà cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất của hòn đảo này.
Động thái diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới hồi tháng 1-2021, trong đó cho phép sử dụng vũ lực trên biển khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại.
Đáp lại, Bắc Kinh khẳng định luật này là phù hợp với thông lệ quốc tế và cần thiết để bảo vệ chủ quyền, an ninh và các quyền hàng hải của quốc gia.
TTO - Khoảng 3 ngày sau khi luật hải cảnh của Trung Quốc được thông qua, một ngư dân Philippines thuật lại việc bị hải cảnh Trung Quốc cản trở ở Biển Đông, cách tàu chỉ khoảng 100m. Chuyên gia và nghị sĩ Philippines đang lo ngại về luật này.
Xem thêm: mth.60705851162301202-couq-gnurt-hnac-iah-ohp-iod-ym-yat-tab-naol-iad/nv.ertiout