vĐồng tin tức tài chính 365

Sắp thử vắc xin ngừa HIV/AIDS trên người sau 8 năm nghiên cứu

2021-03-27 15:56
Sắp thử vắc xin ngừa HIV/AIDS trên người sau 8 năm nghiên cứu - Ảnh 1.

Tế bào đuôi gai (màu xanh) tấn công tế bào T (màu vàng) - Ảnh: SCIENCE

Đối với bệnh HIV/AIDS, các phương pháp điều trị hiện thời nhằm giúp người mắc bệnh có thể sống chung với bệnh chứ không có thuốc chữa khỏi.

Viện Nghiên cứu sức khỏe và y học quốc gia Pháp (INSERM) đánh giá đây là lý do phải phát triển vắc xin ngừa virus HIV (virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) để ngăn chặn lây nhiễm.

Vắc xin CD40.HIVRI.Env loại trừ HIV như thế nào?

Chủ trì nghiên cứu vắc xin ngừa HIV là Viện Nghiên cứu vắc xin (VRI) do INSERM, Cơ quan quốc gia nghiên cứu AIDS và các bệnh viêm gan do virus (ANRS) cùng Đại học Paris Est Créteil ở Pháp thành lập.

Ứng viên vắc xin có tên gọi CD40.HIVRI.Env. INSERM khẳng định vắc xin này được phát triển theo công nghệ tiến tiến duy nhất trên thế giới.

Sắp thử vắc xin ngừa HIV/AIDS trên người sau 8 năm nghiên cứu - Ảnh 2.

Thông báo tuyển 72 tình nguyện viên ở Paris - Ảnh: VRI

Thành phần vắc xin gồm một kháng nguyên kết hợp với một kháng thể đơn dòng do hai công ty GTP Technology (Pháp) và Novasep (Bỉ) sản xuất.

GS miễn dịch học lâm sàng Yves Lévy - tổng giám đốc VRI - giải thích trên kháng thể đơn dòng có gắn một protein vỏ bọc của virus HIV.

Kháng thể đơn dòng sẽ nhắm vào các tế bào đuôi gai (còn gọi là tế bào tua), vốn được xem là lính canh trong hệ miễn dịch có chức năng can thiệp quá trình kích hoạt phản ứng miễn dịch. Hệ miễn dịch của chúng ta sẽ học cách nhận biết protein đó để vô hiệu hóa virus HIV.

Công nghệ này đã cho kết quả tốt ở loài linh trưởng, và đây là lần đầu tiên sử dụng trên người.

Vắc xin đang ở giai đoạn nào?

Sắp thử vắc xin ngừa HIV/AIDS trên người sau 8 năm nghiên cứu - Ảnh 3.

Virus HIV (màu đỏ) lây nhiễm tế bào bạch cầu - Ảnh: bionum.univ-paris-diderot.fr

Vắc xin CD40.HIVRI.Env có chức năng ngăn ngừa lây nhiễm tiềm ẩn, chứ không chữa được bệnh HIV/AIDS. Hiện thời vắc xin sắp bước vào giai đoạn 1 thử nghiệm trên người, nhằm đánh giá khả năng dung nạp và sản sinh kháng thể trên nhóm nhỏ tối đa 100 tình nguyện viên.

Thử nghiệm được thực hiện theo phương pháp mù đôi (một nhóm được tiêm ứng viên vắc xin và một nhóm được tiêm giả dược).

VRI đã thông báo tuyển 72 tình nguyện viên khỏe mạnh từ 18-65 tuổi tham gia thử nghiệm. Thời gian thử nghiệm kéo dài một năm ,với 8 lần tới bệnh viện.

Vắc xin CD40.HIVRI.Env có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với loại vắc xin thứ hai mang tên DNA-HIV-PT123, nhằm tăng cường tác dụng của vắc xin và duy trì phản ứng miễn dịch lâu dài.

Vắc xin DNA-HIV-PT123 đang được Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) ở Mỹ phát triển. Vắc xin đã được thử nghiệm trên 700 tình nguyện viên ở Uganda, Nam Phi và Tanzania với kết quả đạt hiệu quả một phần.

Vì sao đến nay chưa có vắc xin ngừa HIV?

Vắc xin ngừa virus SARS-CoV-2 được phát triển chưa tới một năm, trong khi chưa có vắc xin ngừa virus HIV dù HIV đã lây nhiễm 40 năm nay. Nguyên nhân do SARS-CoV-2 là virus corona, còn HIV là retrovirus.

GS Olivier Schwartz ở Viện Pasteur Paris giải thích trên kênh truyền hình Pháp BFMTV: "HIV tự chèn vào các tế bào, sau đó trở thành một phần của tế bào, do đó rất khó loại bỏ và ngăn chặn virus lây nhiễm".

TS virus học Françoise Barré-Sinoussi là người đồng phát hiện virus HIV năm 1983 nhận xét: "Virus HIV đặc biệt có tính đa dạng di truyền cao nên tiến hóa nhanh hơn nhiều so với SARS-CoV-2".

Ngoài ra, virus HIV còn tấn công luôn các tế bào bảo vệ miễn dịch, trong khi SARS-CoV-2 không như vậy.

Việt Nam sẽ chấm dứt cơ bản đại dịch AIDS vào năm 2030?Việt Nam sẽ chấm dứt cơ bản đại dịch AIDS vào năm 2030?

TTO - Dịch HIV/AIDS từng bước được kiểm soát ở Việt Nam. Tuy có nhiều khó khăn trước mắt, Việt Nam có thể chấm dứt cơ bản đại dịch AIDS vào năm 2030.

Xem thêm: mth.24220042172301202-uuc-neihgn-man-8-uas-iougn-nert-sdia-vih-augn-nix-cav-uht-pas/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sắp thử vắc xin ngừa HIV/AIDS trên người sau 8 năm nghiên cứu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools