vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng loạt nước Âu, Á phản đối vụ hàng trăm tàu TQ ở Đá Ba Đầu

2021-03-28 06:53

Tờ Manila Bulletin (Philippines) đưa tin Đức và Pháp ngày 27-3 đã đăng trên trang Twitter báo động về tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng tại khu vực Đá Ba Đầu (nằm ở phía đông bắc của cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Động thái của Đức và Pháp đã nối tiếp làn sóng phản ứng của các phái viên nước ngoài trên nền tảng mạng xã hội Twitter nhằm thể hiện sự phản đối trước việc hàng trăm tàu Trung Quốc hiện diện phi pháp tại Đá Ba Đầu.

Hàng loạt nước Âu, Á phản đối vụ hàng trăm tàu TQ ở Đá Ba Đầu - ảnh 1
Hình ảnh vệ tinh chụp các tàu Trung Quốc tại khu vực Đá Ba Đầu hôm 23-3. Ảnh: MAXAR TECHNOLOGIES

Lực lượng đặc nhiệm quốc gia Biển Tây Philippines (Biển Tây Philippines là cách Philippines gọi Biển Đông) ngày 20-3 cho biết đã phát hiện khoảng 220 tàu Trung Quốc, được cho là do lực lượng dân quân biển nước này điều khiển, đã neo đậu thành hàng tại Đá Ba Đầu từ ngày 7-3.

Tính đến ngày 22-3, 183 tàu Trung Quốc vẫn đang neo đậu trái phép tại khu vực này. 

Cho đến ngày 27-3, vẫn chưa có báo cáo nào cho thấy các tàu Trung Quốc đã rời khỏi khu vực Đá Ba Đầu.

Đức, Pháp lên tiếng

Bà Michèle Boccoz - đại sứ Pháp tại Philippines - ngày 27-3 đăng trên trang Twitter rằng: “(Quốc huy nước Đức) và (quốc huy nước Pháp) lo ngại về những diễn biến gần đây tại #SouthChinaSea (Biển Đông), hiện đang tạo ra căng thẳng giữa các quốc gia láng giềng. Chúng tôi kêu gọi kiềm chế các động thái gây nguy hiểm cho hòa bình, ổn định và an ninh ở #IndoPacific (Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương)”.

Bà Boccoz đề cập việc 183 tàu Trung Quốc được cho là vẫn đang neo đậu trái phép tại Đá Ba Đầu.

Trước đó, Đại sứ quán Mỹ tại Manila đã bày tỏ sự ủng hộ về việc Philippines gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc liên quan sự hiện diện của hơn 200 tàu nước này ở khu vực Đá Ba Đầu từ hôm 7-3.

Trong tuyên bố trên Twitter hôm 23-3, bà Heather Fabrikant - phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Manila - khẳng định: “[Trung Quốc] sử dụng lực lượng dân quân biển để đe dọa và khiêu khích các quốc gia khác, điều này làm suy yếu hòa bình và an ninh trong khu vực. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng Philippines, đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của chúng tôi ở châu Á”.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila ngay sau đó đã đăng dòng tweet cảnh báo Washington không can thiệp vào các vấn đề này. 

Trong dòng tweet, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines (tài khoản chính thức là @Chinaembmanila) đã nhắc (tag) trực tiếp Đại sứ quán Mỹ tại Manila (tài khoản chính thức là @USEmbassyPH), nhấn mạnh rằng “Mỹ không phải là một bên trong vấn đề Biển Đông”.

“Việc châm ngòi và kích động đối đầu trong khu vực sẽ chỉ phục vụ lợi ích ích kỷ của quốc gia [Mỹ] và phá hoại hòa bình và ổn định khu vực” - dòng tweet nhấn mạnh. 

Đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Philippines là “các quốc gia có chủ quyền và độc lập”, có “ý chí, trí tuệ và khả năng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các kênh song phương”.

Tiếp nối làn sóng phản đối trên Twitter

Theo Manila Bulletin, bên cạnh Pháp và Đức, trước đó, Mỹ, Nhật, Úc, Canada, Anh cũng đã bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc, bị nghi ngờ do lực lượng dân quân biển điều khiển, tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Nigel Adams - Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách khu vực châu Á -  hôm 23-3 đã đăng dòng tweet nêu bật quan ngại của Anh với Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin về tình hình căng thẳng tại Biển Đông.

Hàng loạt nước Âu, Á phản đối vụ hàng trăm tàu TQ ở Đá Ba Đầu - ảnh 2
Hình ảnh vệ tinh chụp các tàu Trung Quốc tại khu vực Đá Ba Đầu hôm 23-3. Ảnh: MAXAR TECHNOLOGIES

Ông Koshikawa Kazuhiko - đại sứ Nhật tại Philippines - hôm 23-3 đăng dòng tweet khẳng định Nhật "phản đối bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng” ở Biển Đông, đồng thời "ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm đảm bảo vùng biển này hòa bình và rộng mở".

Đại sứ Úc tại Philippines Steven Robinson ngày 24-3 đã bày tỏ sự quan tâm của Canberra trong việc đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “an toàn, cởi mở và hòa nhập”. 

“Biển Đông - một tuyến đường thủy quốc tế quan trọng - được điều chỉnh thông qua các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Chúng tôi quan ngại về các hành động gây mất ổn định có thể kích động leo thang” - ông Robinson hôm 24-3 đăng dòng tweet bày tỏ.

Đại sứ Canada tại Manila Peter MacArthur hôm 25-3 đăng dòng tweet nêu rõ: “Canada phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, làm leo thang căng thẳng và phá hoại sự ổn định của khu vực cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Trước loạt phản ứng từ các nước, Trung Quốc hôm 25-3 đã đưa ra tuyên bố trên trang Twitter thể hiện quan điểm trước làn sóng phản đối của các nước trên Twitter.

“Những nhà ngoại giao này đều không hiểu những sự kiện cơ bản, cũng như họ không có khả năng suy nghĩ và phán đoán một cách độc lập. Nhưng họ đã đưa ra những bình luận vô trách nhiệm, sử dụng cùng một kịch bản” - Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hôm 25-3 đăng trên Twitter.

Sau khi phát hiện hàng trăm tàu Trung Quốc xuất hiện ở đá Ba Đầu, thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 25-3 khẳng định Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc vi phạm này.

Yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, hay còn gọi là “đường lưỡi bò” đã bị Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ vào năm 2016.

Trong tuyên bố, Tòa cho biết "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có quyền lịch sử" tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay luôn phủ nhận và không tuân thủ theo phán quyết.

 

Xem thêm: lmth.532579-uad-ab-ad-o-qt-uat-mart-gnah-uv-iod-nahp-a-ua-coun-taol-gnah/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng loạt nước Âu, Á phản đối vụ hàng trăm tàu TQ ở Đá Ba Đầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools