Nắng nóng kèm bức xạ có thể gây hại cho da và mắt - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nắng nóng xảy ra trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C.
Các tỉnh miền Tây cũng xuất hiện nắng nóng cục bộ ở một vài tỉnh thành như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, An Giang với nhiệt độ phổ biến 35, xấp xỉ 36 độ C.
Với tình trạng nắng nhiều và nắng kéo dài, thời tiết cũng gần như không mưa nên tiết trời khô nóng khó chịu, nếu cơ thể người tiếp xúc với nền nhiệt cao quá lâu sẽ bị mất nước nhanh và dễ mất sức.
Do đó, người dân cần mang theo các vật dụng che nắng và sử dụng ngay khi ra ngoài trời, nhất là trong khoảng thời gian từ 11h-15h. Đi kèm nắng nóng còn có nguy cơ từ chỉ số bức xạ tia cực tím ở mức cao nên việc trang bị các loại kem chống nắng cũng rất cần thiết.
Tại khu vực miền Bắc và miền Trung, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp phía Tây nên trong các ngày 28 và 29-3, khu vực Tây Bắc thuộc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ C.
Từ ngày 30-3, nắng nóng mở rộng ra toàn bộ khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C, các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có nắng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-36 độ C.
Đợt nắng nóng này ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 2-4.
Nhiệt độ cao nhất đo được tại miền Nam ngày 27-3
Tây Ninh 37,3 độ C, Biên Hòa (Đồng Nai) 36,8 độ C, Tà Lài (Đồng Nai) 36,4 độ C, Thủ Dầu Một (Bình Dương) cùng TP.HCM đều 36 độ C.
TTO - Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo từ ngày 11-3 nhiệt độ tại miền Nam tăng trở lại, các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ, trong đó có TP.HCM, lại đối mặt với mức nhiệt 35-37 độ C, trời nắng rát.