vĐồng tin tức tài chính 365

Mặc kệ khối ngoại bán ròng, VN-Index cứ lầm lũi đi lên

2021-03-28 10:54

Mặc kệ khối ngoại bán ròng, VN-Index cứ lầm lũi đi lên

Triêu Dương

(KTSG) - Nhiều nhà đầu tư tin rằng động lực cho đợt tăng mạnh trong cuối tháng 3 và tháng 4 sắp tới có thể sẽ đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, khi đây là nhóm chiếm tỷ trọng khá lớn trong chỉ số VN-Index. Nhiều cổ phiếu ngân hàng đã bật tăng rất mạnh trong giai đoạn gần đây.

Chỉ số VN-Index vẫn lầm lũi đi lên khi dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước tiếp tục rót vào mạnh mẽ. Ảnh: THÀNH HOA

Tiền vẫn vào mạnh

Tính đến phiên giao dịch đầu tuần này (22-3-2021), nhà đầu tư nước ngoài đã có 22 phiên bán ròng liên tiếp trên sàn HOSE, với tổng giá trị hơn 12.800 tỉ đồng. Đây là chuỗi bán ròng dài nhất kể từ giai đoạn 24-9 đến 4-11-2020, thời điểm nhóm này đã bán ròng 30 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 10.500 tỉ đồng.

Bất chấp xu hướng bán ròng không dứt của khối ngoại, chỉ số VN-Index vẫn lầm lũi đi lên khi dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước tiếp tục rót vào mạnh mẽ. Hôm 18-3, chỉ số này đã tăng đến 14 điểm và một lần nữa tiếp cận vùng kháng cự 1.200 điểm, đánh dấu lần đầu tiên đóng cửa trên mốc tâm lý kể từ ngày 9-4-2018 cho đến nay.

Cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kết thúc vào sáng sớm ngày 18-3-2021 (theo giờ Việt Nam) đã thúc đẩy các thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng bật tăng mạnh trong ngày hôm đó, khi Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) lớn nhất thế giới này cho biết sẽ giữ lãi suất thấp gần 0% cho đến năm 2023, xóa tan mọi nghi ngờ về khả năng có thể sớm thắt chặt chính sách trở lại.

Về góc độ kỹ thuật, chỉ số VN-Index cũng đang có dấu hiệu hình thành mẫu hình “Cốc và tay cầm”, nên nếu có thể bứt phá được vùng kháng cự quanh 1.200 điểm là sẽ hoàn thiện “tay cầm”, giới phân tích tin rằng chỉ số sẽ tăng mạnh để thiết lập những đỉnh cao mới, mà một số dự báo gần đây đặt ra mục tiêu ngắn hạn ở 1.300 điểm.

Cùng với gói kích thích tài khóa 1.900 tỉ đô la Mỹ đã được thông qua, nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy kỷ nguyên tiền rẻ sẽ còn kéo dài. Trước đó, vào giữa tháng 3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tuyên bố sẽ tăng mua trái phiếu để kìm hãm đà tăng của lợi suất.

Như vậy, ngoại trừ Trung Quốc tỏ dấu hiệu muốn sớm thắt chặt chính sách, các NHTƯ lớn còn lại vẫn duy trì chính sách nới lỏng để kích thích kinh tế.

Trong nước, lộ trình bắt đầu tiêm chủng vaccin từ giữa tháng 3 cũng như việc Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp ngày 17-3 yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccin” và giao thương có sự kiểm soát, cũng góp phần tạo ra sự hứng khởi cho thị trường.

Những thông tin tích cực trên chỉ giúp hỗ trợ thêm tâm lý cho nhà đầu tư, thực tế thị trường đã có giai đoạn tích lũy suốt một tháng qua để chuẩn bị cho một đợt tăng mới. Về góc độ kỹ thuật, chỉ số VN-Index cũng đang có dấu hiệu hình thành mẫu hình “Cốc và tay cầm”, nên nếu có thể bứt phá được vùng kháng cự quanh 1.200 điểm là sẽ hoàn thiện “tay cầm”, giới phân tích tin rằng chỉ số sẽ tăng mạnh để thiết lập những đỉnh cao mới, mà một số dự báo gần đây đặt ra mục tiêu ngắn hạn ở 1.300 điểm.

Thời điểm thích hợp để đánh lên?

Nhiều nhà đầu tư tin rằng động lực cho đợt tăng mạnh trong cuối tháng 3 và tháng 4 sắp tới có thể sẽ đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, khi đây là nhóm chiếm tỷ trọng khá lớn trong chỉ số VN-Index. Trong phiên ngày 18-3, trong mức tăng 14 điểm giúp VN-Index đóng cửa trên mốc 1.200 điểm, riêng năm cổ phiếu ngân hàng là Vietcombank, BIDV, Techcombank, VietinBank và VPBank đã đóng góp đến 7 điểm.

Có nhiều yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu ngân hàng trong thời điểm hiện nay cũng như sắp tới. Thứ nhất là triển vọng lợi nhuận trong năm nay vẫn rất lạc quan, trong đó một số ngân hàng có thể ghi nhận lợi nhuận bất thường lớn từ việc thoái vốn, bán hoặc IPO các công ty con, công ty liên kết; ký kết và hạch toán phí độc quyền phân phối bảo hiểm (bancassuarance).

Những kế hoạch tăng vốn, phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược hay chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao cũng sẽ giúp cổ phiếu ngân hàng thu hút dòng tiền. Đáng lưu ý là không chỉ tăng mạnh về giá, cổ phiếu của một số ngân hàng gần đây cũng chứng kiến khối lượng giao dịch tăng vọt, cho thấy nhóm này đang là tâm điểm.

Nhiều báo cáo thời gian qua của các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao cổ phiếu ngân hàng Việt Nam, trong khi mới đây hãng Moody’s cũng nâng triển vọng cho 15 ngân hàng Việt. Ngoài ra, có lẽ thị trường cũng đang kỳ vọng Thông tư 01 sửa đổi sẽ sớm được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ tái cơ cấu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ngoài nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhóm bất động sản, xây dựng, chứng khoán, bán lẻ và dầu khí cũng có triển vọng thuận lợi. Đà tăng của các cổ phiếu thuộc lĩnh vực này nếu được duy trì tích cực sẽ góp phần đẩy VN-Index lên tầm cao mới.

Giai đoạn hiện nay cũng được xem là thời điểm thích hợp để kéo thị trường bước vào một đợt tăng mới, khi mùa đại hội đồng cổ đông sắp tới sẽ là giai đoạn cao điểm công bố các thông tin tích cực về kế hoạch kinh doanh năm 2021, kế hoạch chia cổ tức cũng như các chiến lược, dự án, kế hoạch tăng vốn, thâu tóm và sáp nhập.

Đối với rủi ro về lạm phát và khả năng đảo chiều lãi suất trong ngắn hạn, mà có thể tác động tiêu cực lên thị trường, Việt Nam trước mắt có lẽ không cần quá lo ngại. Chỉ số giá tiêu dùng được dự báo sẽ sớm ổn định trở lại trong quí 2, trong khi chính sách tiền tệ tuy khó tăng cường độ nới lỏng thêm nhưng cũng sẽ khó có thể sớm thắt chặt trở lại. Trong khi đó, chính sách tài khóa được kỳ vọng tiếp tục duy trì nới lỏng, với các dự án đầu tư công sẽ vẫn được ưu tiên triển khai, từ đó sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Xem thêm: lmth.nel-id-iul-mal-uc-xedni-nv-gnor-nab-iaogn-iohk-ek-cam/787413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mặc kệ khối ngoại bán ròng, VN-Index cứ lầm lũi đi lên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools