Ủy ban châu Âu vừa đề xuất áp dụng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường này đó là hàng dệt may Việt Nam vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Do vậy ngành dệt may Việt Nam sẽ phải sớm thay đổi để đáp ứng quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại các thị trường khó tính.
Dây chuyền sản xuất bông của nhà máy Bông TNG cung ứng hơn 80% nguyên liệu đầu vào là bông tái chế, thân thiện với môi trường cho áo khoác, thể thao cao cấp xuất sang châu Âu, Mỹ… Từ cuối năm ngoái, đơn đặt hàng các đối tác EU đã tăng gần 200% đi kèm các tiêu chuẩn xanh khiến nhu cầu về bông tái chế cũng tăng theo.
Để thực hiện đề xuất mới đối với hàng dệt may vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được, nhà sản xuất phải sử dụng sợi tái chế, không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường.
Xu hướng các thương hiệu may mặc lớn trên thế giới, đối tác đặt đơn hàng của ngành dệt may Việt Nam đang chuyển sang ưu tiên đặt hàng từ các doanh nghiệp xanh.
Những doanh nghiệp gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, không áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ bị ngừng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đặt hàng.
VTV.vn - Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất áp dụng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường châu Âu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.32660401150402202-ue-gnas-taux-nauhc-ueit-gnu-pad-man-teiv-yam-ted/et-hnik/nv.vtv