Nghi thức dựng nêu - một nội dung tại lễ khai hạ của lăng Ông - Ảnh: Lăng Ông cung cấp
Đây là kết quả từ đề xuất của UBND TP.HCM vào tháng 7-2021, và là tin vui cho ngành văn hóa TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, khi một lễ hội truyền thống tại lăng Ông Bà Chiểu được góp mặt vào các di sản văn hóa phi vật thể của cả nước.
Lễ khai hạ - cầu an thường diễn ra vào mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm tại lăng đức Tả quân Lê Văn Duyệt, hay còn gọi là lăng Ông Bà Chiểu.
Đây là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ và TP.HCM để cầu mong cho mưa thuận, gió hòa và kỳ vọng một năm mới công việc thuận lợi, làm ăn hanh thông.
Lễ khai hạ - cầu an tại lăng Ông thường kèm theo những chầu hát bội sống động với các tuồng tích như: Ngọc Quỳnh lâm tế, Thần Nữ dâng ngũ linh kỳ, San Hậu...
Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vừa rồi, các lãnh đạo TP.HCM đã ghé lăng Ông dự lễ đầu năm và khai bút lưu niệm.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thực hiện nghi thức khai bút đầu năm sáng mùng 7 Tết Nhâm Dần 2022 - Ảnh: TỰ TRUNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ vào tối 5-4, ông Trần Sung - trưởng ban quý tế lăng Ông Tả quân Lê Văn Duyệt - bày tỏ niềm vui trước thông tin này, đồng thời cho biết ban quý tế của lăng Ông sẽ họp bàn tổ chức nghi thức rước bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể như một sự kiện của ngành văn hóa thành phố.
Lãnh đạo thành phố cùng đại diện các sở ngành, quận Bình Thạnh dự lễ hạ nêu và khai ấn tại lăng Tả quân Lê Văn Duyệt sáng 7-2 - Ảnh: TỰ TRUNG
Đồng thời đó cũng là dịp để quảng bá sản phẩm văn hóa phi vật thể, truyền thống của Việt Nam, của TP.HCM đến bạn bè quốc tế.
TTO - Sáng 7-2, đông đảo người dân và chính quyền địa phương đến lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (lăng Ông Bà Chiểu) dự lễ khai hạ - cầu an và xem hát bội đầu năm mới.