vĐồng tin tức tài chính 365

SCMP: Trung Quốc khó có thể là bên đảm bảo an ninh cho Ukraine

2022-04-06 13:14

Giới quan sát ngoại giao cho biết Trung Quốc (TQ) không có khả năng đóng vai trò bảo đảm an ninh cho Ukraine sau cuộc điện đàm hiếm hoi giữa Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị và người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba đầu tuần này, theo tờ South China Morning Post (SCMP).

SCMP: Trung Quốc khó có thể là bên đảm bảo an ninh cho Ukraine - ảnh 1
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AP

Phát biểu của "những người trong cuộc"

Bộ trưởng Vương cho biết trong cuộc điện đàm với ông Kuleba hôm 2-4 rằng Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga và muốn đóng một vai trò mang tính xây dựng. Về phần mình, Ngoại trưởng Kuleba cho biết Ukraine sẽ duy trì liên lạc với TQ và hy vọng Bắc Kinh sẽ đóng một vai trò trong một lệnh ngừng bắn, Bộ Ngoại giao TQ cho biết thêm.

Cuộc hội đàm giữa hai ông diễn ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chấp thuận thành lập phái đoàn do chính trị gia Ukraine David Arakhamia đứng đầu để đàm phán với Nga về đảm bảo an ninh. Ngày 4-4, ông Arakhamia cho biết Ukraine đang đàm phán với TQ thông qua các kênh ngoại giao, hãng thông tấn Interfax-Ukraine đưa tin.

“Trạng thái đàm phán với TQ có lẽ kém sẵn sàng hơn khi so sánh với các quốc gia khác đang giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi duy trì liên lạc với họ hai lần một ngày, nhưng với TQ thì ngày càng khó hơn. Tôi nghĩ TQ cuối cùng sẽ tham gia” – ông Arakhamia viết trên kênh Telegram cá nhân.

Ông Andriy Yermak, một phụ tá cấp cao của Tổng thống Zelensky, hồi tháng trước cho biết Ukraine muốn TQ đóng một “vai trò đáng chú ý hơn” trong việc ngừng chiến và trở thành bên đảm bảo tương lai cho an ninh của Ukraine.

“Chúng tôi cũng mong đợi TQ sẽ đóng góp một cách có ý nghĩa vào hệ thống an ninh mới này cho Ukraine và chúng tôi cũng kỳ vọng TQ sẽ là một trong những bên bảo đảm trong khuôn khổ hệ thống an ninh này” – ông nói trong cuộc họp báo trực tuyến do tổ chức tư vấn Chatham House ở London (Anh) tổ chức.

Và nhận định của các chuyên gia

Tổng thống Zelensky nói với đài Fox News hôm 1-4 rằng Ukraine muốn TQ là một trong những bên đảm bảo an ninh cho bất kỳ thỏa thuận nào với Nga.

Tuy nhiên, ông Thì Ân Hoằng, giáo sư các vấn đề quốc tế tại Đại học Nhân dân (TQ), cho biết yêu cầu này cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng.

Ông nói: “Các nước phương Tây từ chối gửi quân tới Ukraine hơn một tháng sau khi chiến tranh nổ ra, vì vậy rõ ràng là họ không cung cấp cái gọi là đảm bảo an ninh (cho Ukraine). Tại sao TQ phải ra tay trước khi Mỹ và NATO vẫn chưa cam kết trở thành bên bảo đảm an ninh?”.

Ông Thì nói thêm rằng ngay cả khi muốn tham gia, TQ cũng cần phải đánh giá xem liệu họ có đủ khả năng cung cấp những đảm bảo cần thiết hay không. “TQ đã nói rất nhiều về việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng họ luôn khẳng định sẽ làm việc với cộng đồng quốc tế và hiếm khi nói rằng họ muốn đóng vai trò cụ thể nào” – ông Thì nhấn mạnh.

Năm 1994, Bắc Kinh đưa ra “đảm bảo an ninh” với Ukraine, nói rằng chính sách hạt nhân “không là bên đầu tiên sử dụng” của họ “áp dụng với Ukraine”. Trong Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Ukraine năm 2013, TQ đã nhắc lại tuyên bố năm 1994 của mình.

Tuy nhiên, giáo sư Thì cho biết các cam kết chung vào năm 1994 của Mỹ, Nga và Anh, cùng với các cam kết riêng của TQ và Pháp, cho thấy các cường quốc đã không lường trước được điều gì sẽ xảy ra ở Ukraine và không nghiêm túc với các cam kết của họ.

Ông Gal Luft, đồng giám đốc của Viện Phân tích An ninh Toàn cầu có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho biết khả năng TQ trở thành bên đảm bảo an ninh cho Ukraine là điều “không có triển vọng thành công”.

“‘Bên bảo lãnh an ninh’có nghĩa là gì? TQ có thể đưa ra sự đảm bảo nào? NATO đã là bên đảm bảo an ninh trên thực tế của Ukraine, và những đảm bảo an ninh của họ đã đưa đất nước này đến chỗ bị tàn phá. TQ sẽ không bao giờ đồng ý đóng một vai trò như vậy. Ít nhất, nước này có thể tham gia một sứ mệnh gìn giữ hòa bình, với điều kiện điều này được hỗ trợ bởi một nghị quyết của Liên Hợp Quốc” – ông nói.

Cuộc điện đàm giữa ông Vương và ông Kuleba diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế ngày càng tỏ ra phẫn nộ với Nga liên quan các cáo buộc phạm “tội ác chiến tranh” ở Ukraine. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp về vấn đề này vào ngày 5-4 sau khi xuất hiện đoạn video quay cảnh thường dân thiệt mạng trên các đường phố ở TP Bucha của Ukraine.

TQ đã phải chịu áp lực từ Mỹ và những nước khác nhằm đưa ra một đường lối cứng rắn hơn với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Bắc Kinh cho đến nay vẫn coi việc NATO mở rộng sang phía đông là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, đồng thời cho rằng không nên đánh đổi an ninh của một quốc gia bằng việc gây tổn hại cho những quốc gia khác.

Ông Vương nhắc lại lời kêu gọi thiết lập một cơ chế an ninh châu Âu cân bằng. “Chiến tranh sẽ luôn kết thúc, và điều mấu chốt là làm thế nào để vượt qua nỗi đau và duy trì an ninh lâu dài của châu Âu. Người ta tin rằng phía Ukraine có đủ sự khôn ngoan để độc lập đưa ra các lựa chọn phù hợp với lợi ích cơ bản của người dân của mình” – Bộ Ngoại giao TQ dẫn lời ông Vương nói.

Ngoại trưởng Ukraine Kuleba nói trong một tweet rằng ông biết ơn Bộ trưởng Vương vì “tình đoàn kết với các nạn nhân dân sự” trong chiến dịch quân sự của Nga và rằng việc kết thúc chiến tranh “phục vụ lợi ích của hòa bình, an ninh lương thực toàn cầu và thương mại quốc tế”.

Xem thêm: lmth.5172501-eniarku-ohc-hnin-na-oab-mad-neb-al-eht-oc-ohk-couq-gnurt-pmcs/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“SCMP: Trung Quốc khó có thể là bên đảm bảo an ninh cho Ukraine”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools