vĐồng tin tức tài chính 365

Những lô trái phiếu FLC huy động 2 năm qua đổ vào dự án nào?

2022-04-07 13:36

Tập đoàn FLC vừa thông báo kết quả đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước. Tổng giá trị phát hành là 1.150 tỷ đồng.

Lô trái phiếu có mã FLCH2123003, kỳ hạn 24 tháng, mệnh giá là 10 triệu đồng/trái phiếu. Trái phiếu được phát hành thị trường trong nước, không phát hành cho thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp bắt đầu chào bán trái phiếu từ ngày 28/12/2021 và đến ngày 25/3/2022 thì hoàn tất phát hành. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 24 tháng, dự kiến đáo hạn vào ngày 28/12/2023.

Đối với trái phiếu trên, người mua có quyền yêu cầu Tập đoàn FLC mua lại trước hạn số trái phiếu sở hữu vào các thời điểm sau 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng với lãi suất mua lại lần lượt là 10,5%; 11%; 11,5% kể từ ngày mua trái phiếu. Tập đoàn FLC cam kết không hủy ngang việc mua lại trái phiếu trước hạn theo yêu cầu của người sở hữu.

Tập đoàn FLC có thể đề nghị mua lại trước hạn một phần hoặc toàn bộ số trái phiếu với mức giá và các điều kiện mua lại khác theo thỏa thuận giữa FLC và người sở hữu trái phiếu. Người ký quyết định thông tin là Phó Tổng Giám đốc Lê Thị Trúc Quỳnh.

Các thông tin khác như tài sản đảm bảo, lãi suất, loại hình trái phiếu, mục đích phát hành, phương thức thanh toán, các tổ chức lưu ký hay bảo lãnh thanh toán... đều chưa công bố công khai trên trang của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). 

Tài chính - Ngân hàng - Những lô trái phiếu FLC huy động 2 năm qua đổ vào dự án nào?

FLC hoàn tất phát hành 1.150 tỷ đồng trái phiếu ngay trước thời điểm cựu Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam.

Tuy nhiên, trước thời điểm phát hành một ngày, FLC đã ký hợp đồng đăng ký giao dịch đảm bảo cho dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2 tại tỉnh Quảng Bình cho phía Ngân Hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Hà Nội.

Tài sản bảo đảm là toàn bộ quyền và lợi ích phát sinh từ khai thác, kinh doanh, phát triển dự án, bao gồm cả các quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua công trình xây dựng giữa giữa tổ chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với chủ đầu tư dự án.

Ngoài ra, năm 2021 trước đó, FLC cũng chào bán 2 lô trái phiếu khác với tổng giá trị 580 tỷ đồng.

Ở lô trái phiếu đầu tiên phát hành ngày 30/8/2021, kỳ hạn 1 năm, đáo hạn vào ngày 30/8/2022. Lô này có mã là FLCH2124001 với 1,5 triệu trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Như vậy, trị giá lô trái phiếu này là 150 tỷ đồng. Lãi suất phát hành thực tế áp dụng là 10,5%/năm, cứ ba tháng tính lãi một lần. 

Theo thông tin, số tiền thu được từ đợt phát hành được FLC dùng để tăng quy mô vốn và/hoặc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của FLC. Cụ thể là bù đắp tiền thuế sử dụng đất đã nộp theo thông báo của cơ quan quản lý đối với dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa) nằm trong Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn - Giai đoạn 2 và các nghĩa vụ tài chính khác của dự án này.

Tổ chức phát hành bảo lãnh thanh toán cho lô trái phiếu này là Ngân hàng TMCP Bảo Việt - Chi nhánh Hà Nội. Tổ chức tư vấn và đại lý phát hành là Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS). 

MBS cũng là đơn vị mua trọn lô trái phiếu 150 tỷ đồng của FLC. 

Tài chính - Ngân hàng - Những lô trái phiếu FLC huy động 2 năm qua đổ vào dự án nào? (Hình 2).

Dự án khu quần thể nghỉ dưỡng FLC Samson Beach & Golf Resort với quy mô 200 ha của FLC. (Ảnh: FLC)

Một lô nữa được phát hành vào ngày 4/10/2021, với kỳ hạn 36 tháng (3 năm). Lô này có mã là FLCH2124002 với 4,3 triệu trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Như vậy, trị giá lô trái phiếu này là 430 tỷ đồng. Mục đích huy động nhằm đầu tư phát triển Dự án Tropical City 1 tại Hạ Long, Quảng Ninh.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo. Lãi suất sẽ được trả cố định 10%/năm cho hai kỳ lãi đầu tiên. Các kỳ tiếp theo sẽ bằng tổng của 4,4%/năm và lãi suất tham chiếu cho kỳ tính lãi đó, tổng này sẽ không thấp hơn 10,5%/năm. Lãi sẽ được trả tối đa 6 tháng/lần.

Tổ chức phát hành bảo lãnh thanh toán cho lô trái phiếu này là Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội. Đơn vị phát hành là Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam. 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) - chi nhánh Hà Nội đã mua trọn lô trái phiếu 430 tỷ đồng kể trên của FLC phát hành ngày 4/10/2021, đáo hạn trong 36 tháng (ngày 4/10/2024). OCB chi nhánh Hà Nội cũng chính là đơn vị bảo lãnh thanh toán cho lô trái phiếu trên.

Như vậy, 3 lô trái phiếu FLC phát hành trong 2 năm qua có trị giá lên tới 1.730 tỷ đồng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định số 34/QĐ-XPVPHC ngày 18/1 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết. Lý do là ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và tạm giam người này về tội Thao túng thị trường chứng khoán theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Nội dung của quyết định số 34 là phạt hành chính 1,5 tỷ đồng và đình chỉ 5 tháng giao dịch đối với ông Trịnh Văn Quyết vì có hành vi bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC.

Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã khởi tố, bắt giam bà Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC) và bà Trịnh Thị Thúy Nga (Phó Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán BOS) để làm rõ vai trò đồng phạm với ông Quyết. Cả 2 người này đều làm em gái ông Trịnh Văn Quyết.

Xem thêm: lmth.010945a-oan-na-ud-oav-od-auq-man-2-gnod-yuh-clf-ueihp-iart-ol-gnuhn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những lô trái phiếu FLC huy động 2 năm qua đổ vào dự án nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools