Ba "ông thần" trong Anh có phải đàn ông không ? - Ảnh: ĐPCC
Những "ông thần" khiếm khuyết
Gần đây hình ảnh đàn ông đang là nguồn cảm hứng sáng tạo nên những bộ phim giải trí như Phố trong làng, Lớp học đại ca... Mới nhất, hai phim Lối về miền hoa và Anh có phải đàn ông không? khắc họa hình ảnh người đàn ông thông qua nhóm bạn thân gồm 3 nhân vật không hoàn hảo.
Tuấn Khang, Nhật Minh, Duy Anh trong Anh có phải đàn ông không? được khán giả ví von là ba "ông thần": Tuấn Khang thay bồ như thay áo, Duy Anh chọn ở nhà chăm sóc gia đình để vợ bươn chải kiếm tiền, Nhật Minh lại gia trưởng, khó ưa.
Họ vấp phải những khó khăn trong cuộc sống và giải quyết mâu thuẫn ngẫu hứng theo suy nghĩ mà họ cho là đúng...
Ba chàng trai trong Lối về miền hoa - Ảnh: ĐPCC
Còn những chàng trai miền quê Lợi, Linh, Bão trong Lối về miền hoa tuy to xác nhưng chưa thật sự trưởng thành. Họ loay hoay tìm đường đi để phát triển sự nghiệp, tìm tình yêu đích thực trong cuộc đời mình...
Khó có "soái ca" Việt vì… không thực tế?
Trong các phim Hàn, hình ảnh "soái ca" được xây dựng đa dạng, dù như thế nào họ vẫn cuốn hút từ dáng vẻ bề ngoài cho đến tâm hồn bên trong.
Trong Hậu duệ mặt trời, Hạ cánh nơi anh, ngoài vẻ đẹp trai, họ tài giỏi khác người. Với Điệu cha-cha-cha làng biển, "soái ca" lại là một thanh niên sau những biến cố chọn cuộc sống bình dị ở quê hương mình.
Dù nội dung không có gì nổi bật nhưng Hẹn hò chốn công sở gây sốt một phần nhờ hình ảnh "soái ca"
Đến Hẹn hò chốn công sở, hình tượng "soái ca" lại được đơn giản hóa thêm một chút khi câu chuyện chỉ là anh giám đốc đẹp trai lạnh lùng si mê cô nhân viên công ty.
Nội dung bộ phim này không quá nổi bật nhưng rất "bánh cuốn" bởi chi tiết gây bất ngờ, lãng mạn và hài hước vui nhộn, đặc biệt là diễn xuất của diễn viên khiến khán giả mê đắm.
Soái ca nhà người đa dạng vậy sao phim Việt hiếm hoi soái ca?
Khán giả Hòa từng chia sẻ trên Tuổi Trẻ: "Phim Việt phản ánh đúng thực tế, tuy có buồn... Bắt chước xây dựng theo mẫu "soái ca" như phim Hàn Quốc thì chắc người Việt không ai xem đâu... vì quá ảo, quá xa thực tế".
Theo biên kịch Đặng Thanh, kịch bản phim Việt Nam có khai thác hình ảnh soái ca nhưng chưa sâu. Chị kể mình đã tìm hiểu công thức viết về soái ca được hai năm nay và thấy rằng với những bộ phim có gắn soái ca thường kịch bản có định dạng riêng và lên kế hoạch ngay từ đầu.
Chi tiết đắt giá của "soái ca" trong phim Hạ cánh nơi anh
"Biên kịch chỉ lên khung sườn nội dung. Sau khi đoàn phim chọn xong diễn viên, kịch bản sẽ được chỉnh sửa dựa theo nét diễn của diễn viên đó. Tuy nhiên, việc có diễn viên ngôi sao trong phim truyền hình cũng rất hiếm vì kinh phí đầu tư và thời gian dành cho phim truyền hình sẽ bị hạn chế rất nhiều. Vì thế, dòng phim soái ca Việt Nam thường dễ gãy giữa chừng" - biên kịch Đặng Thanh chia sẻ.
Phim Hàn Quốc có xu hướng thần tượng hóa nhân vật không thực tế và họ rất giỏi trong việc tạo ra nhân vật đặc biệt. Ví dụ như Hẹn hò chốn công sở, câu chuyện đơn giản nhưng cài cắm chi tiết rất thú vị, lạ và đặc biệt là theo trend giới trẻ rất tốt.
Biên kịch Kiều Nhi
Đồng quan điểm, nhà sản xuất kiêm biên kịch Kiều Nhi nhấn mạnh: "Vai trò diễn viên rất quan trọng, tạo nên những phản ứng hóa học trong phim. Diễn viên Hàn làm rất tốt vai trò này. Còn diễn viên Việt chưa thể có được thần thái của soái ca thật sự".
Chị cho ví dụ: "Trong một bộ phim chúng tôi viết kịch bản, sản xuất nhân vật chính là nam. Đoàn phim đã casting rất nhiều lần nhưng vẫn không thể tìm ra nam diễn viên có thể đảm nhận được vai diễn mang tính chất "soái ca". Giải pháp là chọn một diễn viên phù hợp nhất, rồi sau đó chỉnh sửa kịch bản để phù hợp với anh. Cuối cùng nhân vật này cũng không nổi bật lắm".
TTO - Trong phim Chị chị em em, người chồng tham lam bị vợ trừng trị và vứt bỏ trong tình trạng chỉ còn chiếc quần che thân. Điện ảnh Việt có nhiều mẫu đàn ông tệ và yếu đuối, liệu có "bôi đen hiện thực"?
Xem thêm: mth.54283504180402202-teiv-hnih-neyurt-mihp-gnort-cuht-hcid-ac-iaos-yaht-auhc-mit-tam-iom/nv.ertiout