vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường khách sạn năm 2022 sẽ "ấm" lên nhờ mở cửa du lịch

2022-04-08 17:09

Cải thiện nhờ chuyển đổi thành khu cách ly

Theo báo cáo Tiêu điểm thị trường Bất động sản do CBRE mới công bố cho biết, tính đến hết năm 2021, thị trường bất động sản khách sạn 4 – 5 sao tại TP.HCM có tổng cộng 11.182 phòng với 51 dự án, trong đó năm 2021 chỉ có thêm một nguồn cung mới 237 phòng từ dự án Wink Hotel Saigon Centre khai trương vào tháng 4.

Trong Q1/2022, thị trường ghi nhận không có thêm nguồn cung mới. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm 3 dự án mới được mở bán với tổng cộng 616 phòng. 

Bất động sản - Thị trường khách sạn năm 2022 sẽ 'ấm' lên nhờ mở cửa du lịch

Thị trường khách sạn 4-5 sao tại TP.HCM (nguồn: CBRE Việt Nam)

Giá phòng bình quân năm 2021 chỉ đạt 72,4 USD/phòng/đêm, giảm 20,6% so với 2020. Xu hướng chuyển đổi thành cơ sở cách ly có trả phí khá phổ biến, nhờ vậy công suất phòng được cải thiện dần so với giai đoạn mới bùng phát dịch năm 2020. Công suất phòng bình quân năm 2021 đạt 28,5%, tăng 3,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ. RevPAR năm 2021 chỉ đạt 20,3 USD/phòng/đêm, giảm 15% so với 2020.

Dịch bệnh tiếp tục là thách thức lớn, do vậy, tình hình hoạt động của thị trường khách sạn chưa ghi nhận nhiều thay đổi tích cực. Cụ thể, giá phòng và doanh thu phòng năm 2021 lần lượt thấp hơn 40% và 75% so với mức năm 2019. Công suất phòng duy trì ở mức thấp hơn 40 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019.

Theo báo cáo, trong năm 2022, nhờ tác động tích cực của việc mở cửa du lịch, tình hình hoạt động thị trường khách sạn 4 – 5 sao sẽ hồi phục tương đối mạnh mẽ, nhất là trong giai đoạn nửa cuối 2022. Giá thuê phòng năm nay dự kiến tăng 23% và công suất phòng tăng 20 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

Tại TP.HCM, thị trường dự kiến sẽ có thêm nguồn cung mới khoảng 2.803 phòng từ 13 dự án, cùng với đó là sự hiện diện của các thương hiệu khách sạn cao cấp mới như Ritz Carlton, Mandarin Oriental, Hotel Indigo, Avani.

Thị trường khách sạn 4 – 5 sao tại Hà Nội có tổng cộng 8.407 phòng từ 38 dự án tính đến hết năm 2021. Trong năm 2021, thị trường chỉ đón chào một khách sạn 5 sao mới, được khai trương với 47 phòng, nâng tổng số lượng nguồn cung lên 8.407 phòng từ 38 dự án.

Trong Q1/2022, thị trường ghi nhận có thêm 1 dự án mới, với 196 phòng. Dự kiến trong 2022 sẽ còn thêm một dự án mở bán với tổng cộng 180 phòng.

Bất động sản - Thị trường khách sạn năm 2022 sẽ 'ấm' lên nhờ mở cửa du lịch (Hình 2).

Thị trường khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội (nguồn: CBRE Việt Nam)

Do dịch bệnh kéo dài, giá thuê phòng bình quân năm 2021 tại thị trường khách sạn Hà Nội tiếp tục giảm xuống còn 95,5 USD/phòng/đêm, giảm 5,7% so với năm 2020 và 19,7% so với năm 2019. Khách sạn tại Hà Nội được phép tiếp tục chào đón du khách mới vào tháng 10, sau khi các quy định hạn chế về giãn cách xã hội được nới lỏng vào tháng 9. Một số khách sạn 4 sao được chuyển thành cơ sở cách ly nhưng những biện pháp này cũng chỉ góp phần nhỏ trong việc cải thiện tình hình hoạt động.

Năm 2021, công suất phòng của thị trường khách sạn Hà Nội đạt 30,6%, tiếp tục giảm 4,5 điểm phần trăm so với năm 2020 và giảm 50,6 điểm phần trăm so với mức năm 2019.

Thị trường khách sạn tại Hà Nội cũng sẽ chào đón thêm các thương hiệu quốc tế như Four Seasons, Wink, Dusit và Fairmont.

Thị trường sẽ "ấm" lên nhờ mở cửa du lịch

CBRE Việt Nam cho biết tình hình dịch bệnh trong năm 2021 vừa qua đã có tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường khách sạn tại TP.HCM và Hà Nội, tuy nhiên với việc thúc đẩy tiêm chủng nhanh chóng (hơn 70 triệu liều vắc-xin đã được sử dụng trên toàn quốc), Việt Nam đang đứng thứ ba trong số các quốc gia đạt tỉ lệ tiêm chủng nhanh nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, dự kiến sẽ khiến thị trường khách sạn tại Việt Nam "ấm" dần.

Sau hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam bắt đầu có nhiều tín hiệu khởi sắc khi ghi nhận Khách nội địa đã tăng cường tần suất du lịch trở lại sau nhiều tháng bị hạn chế bởi các lệnh giãn cách xã hội.

Theo CBRE Việt Nam, tình hình hoạt động tại thị trường này dự kiến được cải thiện trong năm 2022, theo đó giá thuê phòng và công suất phòng lần lượt tăng 15% và 21 điểm phần trăm so với năm 2021, chủ yếu nhờ vào việc mở cửa du lịch trở lại. 

Bên cạnh nhóm khách lẻ, thị trường còn ghi nhận sự bứt phá của du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác, thường từ vài trăm khách trở lên và có mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường), theo đó, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022, Vietravel và Saigontourist đã lần lượt phục vụ 9.000 và 13.000 lượt khách du lịch MICE trong nước.

Bất động sản - Thị trường khách sạn năm 2022 sẽ 'ấm' lên nhờ mở cửa du lịch (Hình 3).

Thị trường khách sạn hạng sang dự kiến sẽ sôi động vào cuối năm 2022.

Cùng với đó, từ hồi tháng 11/2021, chương trình “hộ chiếu vắc xin” đã được triển khai thí điểm tại một số khu vực tỉnh thành và Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ 15/03/2022, tạo điều kiện tốt để thu hút khách quốc tế trở lại. 

Bên cạnh đó, các nước khu vực ASEAN đã đồng loạt mở cửa du lịch, tạo hiệu ứng lan tỏa giúp tăng cường thu hút khách đến với toàn khu vực. Sự trao đổi khách giữa các nước trong khối ASEAN dự kiến diễn ra sôi động, chủ yếu nhờ khoảng cách di chuyển ngắn và sự đơn giản hóa các thủ tục nhập cảnh. Nguồn khách từ ASEAN sẽ đạt tốc độ phục hồi nhanh chóng hơn và trở thành thị trường trọng điểm trong giai đoạn đầu mở cửa của du lịch Việt Nam.  

Chính những bước đệm trên đã giúp thị trường khách sạn 4-5 sao và BĐS nghỉ dưỡng được hưởng lợi. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong Quý 1/2022, lượng khách quốc tế đến và khách nội địa đạt lần lượt 91.000 lượt và 26,5 triệu lượt, tăng 89% và 58% so với cùng kỳ năm trước.  

Theo nhận định của CBRE Việt Nam, mặc dù sự phục hồi không ổn định trên khắp các quốc gia dự kiến ​​sẽ tiếp tục, triển vọng du lịch Việt Nam năm 2022 nhìn chung sẽ tích cực, chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch trong nước mạnh mẽ với xu hướng thay đổi hướng đến du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch ven sông hoặc du lịch tại chỗ “staycation” và kết nối giữa các khu vực địa lý trong “chương trình hộ chiếu được tiêm phòng”.

Bức tranh ngành khách sạn được kỳ vọng không chỉ tăng về số lượng mà còn về chất lượng để hướng đến khách du lịch quốc tế và nội địa, nhu cầu giải trí và công tác, cùng với thời gian lưu trú trung bình được dự đoán sẽ dài hơn. Theo đó, nhu cầu thuê phòng khách sạn tại các thành phố lớn sẽ tiếp tục ghi nhận sôi động trở lại.

Xem thêm: lmth.281945a-hcil-ud-auc-om-ohn-nel-ma-es-2202-man-nas-hcahk-gnourt-iht/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường khách sạn năm 2022 sẽ "ấm" lên nhờ mở cửa du lịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools