vĐồng tin tức tài chính 365

Ráo riết cuộc chạy đua tên lửa bội siêu thanh

2022-04-09 05:42

Tờ The Nikkei mới đây đưa tin chính quyền Mỹ, Anh và Úc ra thông báo chung đã chính thức hợp tác phát triển tên lửa bội siêu thanh và công nghệ tác chiến điện tử trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên (AUKUS). Thông báo cũng cho hay những sáng kiến mới này sẽ giúp thúc đẩy các nỗ lực hiện có của liên minh nhằm củng cố hợp tác về không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và các khả năng tăng cường dưới đáy biển.

Hồi tháng 3, đài CNN dẫn một số nguồn tin nội bộ Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay nước này đã bí mật thử nghiệm thành công một loại tên lửa bội siêu thanh tên HAWC, được phóng từ máy bay ném bom B-52 ở ngoài khơi bờ biển phía tây. Đáng chú ý, vụ thử diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga xác nhận sử dụng tên lửa bội siêu thanh tại Ukraine và cũng chính là nguyên do Mỹ không công khai thông tin vụ thử vì lo ngại leo thang căng thẳng. 

 

Nga - Mỹ cạnh tranh gay gắt về tên lửa bội siêu thanh

Thông báo trên được xem là nỗ lực mới nhất của Mỹ và đồng minh trong cuộc đua làm chủ công nghệ tên lửa bội siêu thanh. Tốc độ âm thanh trong không khí khoảng 1.236 km/giờ được gọi là Mach 1, bằng hoặc lớn hơn Mach 1 gọi là tốc độ siêu thanh (supersonic), trên Mach 5 (tức gấp năm lần Mach 1) gọi là tốc độ bội siêu thanh (hypersonic).

Tên lửa bội siêu thanh tiếp cận mục tiêu với tốc độ lớn hơn Mach 5 (từ 6.125 km/giờ trở lên) và có khả năng cơ động cao. Loại vũ khí này vẫn là thách thức đối với bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nào. Quốc gia nào dẫn đầu công nghệ này và trang bị rộng rãi cho quân đội hiện hành sẽ có lợi thế lớn trước các đối thủ tiềm năng.

Ráo riết cuộc chạy đua tên lửa  bội siêu thanh - ảnh 1
Tên lửa bội siêu thanh thử nghiệm X-51A WaveRider của Mỹ phóng từ máy bay ném bom B-52 hồi tháng 3-2018. Ảnh: AFP

Theo hãng tin Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga từ năm ngoái đã bắt đầu xây dựng các cơ sở để sản xuất và bảo quản tên lửa bội siêu thanh tên Tsirkon tiên tiến của hải quân. Với tốc độ Mach 9 (gấp chín lần tốc độ âm thanh), tên lửa Tsirkon (3M22) đã được Nga thử nghiệm nhiều lần. Trước mắt, Tsirkon sẽ được triển khai trên tàu chiến và tàu ngầm nhưng một phiên bản trên đất liền cũng đang được phát triển.

Tầm bắn chính xác chưa được tiết lộ nhưng theo truyền thông Nga, tên lửa sẽ hoạt động được trong tầm 740-1.000 km. Theo các chuyên gia, tàu khu trục Mỹ cần thời gian phản ứng 8-10 giây để đánh chặn tên lửa đang bay tới. Lúc đó, tên lửa Tsirkon đã đi được ít nhất 19 km.

Về phía Mỹ, trang tin quân sự Defense News cho biết Cơ quan Phòng thủ tên lửa (MDA) của Mỹ đã khởi động dự án phòng thủ được đặt tên là “Glide Phase Interceptor” (đánh chặn mục tiêu lượn), tập trung vào việc bắn hạ tên lửa bội siêu thanh của đối phương với tập đoàn công nghệ quốc phòng Lockheed Martin được chọn làm nhà thầu chính. Hiện vẫn chưa rõ Lầu Năm Góc dự kiến bắn hạ những tên lửa như vậy bằng cách nào nhưng các chuyên gia khẳng định chắc chắn những tên lửa đánh chặn mới cũng sẽ bay với tốc độ bội siêu thanh.

Bên cạnh đó, Cơ quan phát triển vũ trụ thuộc Lầu Năm Góc (SDA) cũng cho biết là họ đã bắt đầu xây dựng hệ thống cụm vệ tinh mới với cảm biến hồng ngoại để tạo thêm lớp hàng rào phòng thủ trước tên lửa đạn đạo và tên lửa bội siêu thanh. Dự kiến tám vệ tinh thử nghiệm sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2023. Hoạt động ở chế độ hồng ngoại liên tục, chúng sẽ sử dụng cảm biến trường quan sát rộng để phát hiện tín hiệu từ tên lửa hành trình và đầu đạn. Mỗi vệ tinh sẽ kiểm soát một khu vực địa hình nhất định và sẽ lập tức báo động khi nhận thấy mục tiêu siêu thanh.

Trung Quốc, Ấn Độ tăng tốc đuổi theo

Tờ Financial Times cho biết kể từ vụ thử tên lửa bội siêu thanh đầu tiên của Trung Quốc (TQ) hồi tháng 7 năm ngoái, nước này đã cho thấy họ có mối quan tâm đặc biệt sâu sắc tới loại vũ khí thế hệ mới này. Cuộc thử nghiệm cho thấy TQ đã đi trước về công nghệ so với những gì thế giới đã biết, với việc SDA gần đây cảnh báo sự kết hợp giữa tốc độ cao, khả năng cơ động và độ cao tương đối thấp của tên lửa TQ đang khiến chúng trở thành mối đe dọa cần lưu ý đối với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Mỹ.

Quốc gia láng giềng của TQ là Ấn Độ cũng đã thử nghiệm một vũ khí bội siêu thanh được chế tạo trong nước hồi tháng 9-2021 mang tên BrahMos II. Vũ khí này do Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng (DRDO), một cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ, hợp tác với Nga phát triển. Trong đợt thử nghiệm, BrahMos II đạt tốc độ vượt quá Mach 6 với tầm bắn 450 km và được tuyên bố thử nghiệm thành công. Đây được cho là một cột mốc quan trọng đối với Ấn Độ, đánh dấu việc nước này gia nhập câu lạc bộ các nước sở hữu công nghệ vũ khí siêu thanh, sau Mỹ, Nga và TQ.•

Trung Quốc lên tiếng về thông báo của AUKUS

Phản ứng trước thông báo của AUKUS về việc phát triển tên lửa bội siêu thanh, Đại sứ TQ tại Liên Hợp Quốc Trương Quân cảnh báo thỏa thuận vừa được công bố có thể thổi bùng một cuộc khủng hoảng tương tự cuộc xung đột Ukraine tại những nơi khác trên thế giới.

“Những ai không muốn chứng kiến khủng hoảng Ukraine nên kiềm chế những hành động có thể dẫn dắt các khu vực khác của thế giới vào một cuộc khủng hoảng tương tự. Người TQ hay nói, điều gì mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” - ông Trương nhấn mạnh.

Trong khi đó, một nội dung khác cũng được đề cập trong thông báo của AUKUS là liên minh này tiếp tục ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đồng thời nhắc lại cam kết kiên định của nhóm về việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và không bị ép buộc.

 

Xem thêm: lmth.7333501-hnaht-ueis-iob-aul-net-aud-yahc-couc-teir-oar/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ráo riết cuộc chạy đua tên lửa bội siêu thanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools