Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý về chủ trương phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Cụ thể, thực hiện thu gọn đầu mối Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy từ 5 Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy thành 3 Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy.
Chuyển nguyên trạng toàn bộ hoạt động, tài sản, con người đang có tại 3 Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1, 2, 3 về 1 Ban Quản lý dự án đường sắt có các điều kiện tốt nhất về quy mô, kinh nghiệm, thực tế... để thực hiện chức năng đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án đường sắt do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Chấm dứt hoạt động của 2 Ban Quản lý dự án đường sắt còn lại.
Công văn nêu rõ, hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (mã CK: HRT) và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn (mã CK: SRT) thành 1 Công ty cổ phần vận tải đường sắt.
Phó Thủ tướng giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương thực hiện việc cơ cấu lại các doanh nghiệp, đơn vị nêu trên bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật, phát huy hiệu quả, tuyệt đối không để thất thoát vốn và tài sản của nhà nước; hoàn thiện Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2021-2025 bảo đảm phù hợp với Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.4
Về kết quả kinh doanh, trong 2 năm qua do ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch Covid-19 và các biện pháp giãn cách xã hội, nên các công ty vận tải đường sắt phải ngừng chạy tàu.
Cụ thể, năm 2021, doanh thu thuần HRT đạt 1.547 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế công ty lỗ 121,6 tỷ đồng cải thiện hơn so với năm ngoái lỗ 196 tỷ đồng.
Còn về SRT, năm 2021 doanh thu thuần đạt 893,58 tỷ đồng, giảm 28,7% so với năm trước. Năm 2021, công ty tiếp tục lỗ thêm 139 tỷ đồng, năm 2020 lỗ 217 tỷ đồng.
https://cafef.vn/lo-gan-700-ty-trong-2-nam-covid-cong-ty-van-tai-duong-sat-ha-noi-hrt-va-van-tai-duong-sat-sai-gon-srt-se-duoc-hop-nhat-thanh-mot-20220409104905718.chnHuyền Trang
Nhịp sống kinh tế