"Lướt sóng" là thuật ngữ không còn xa lạ với giới đầu tư chứng khoán, đối với F0 mới vào thị trường hay cả những nhà đầu tư lâu năm. Thế nhưng lướt sóng thường không được các nhà đầu tư thông thái khuyến nghị các nhà đầu tư tham gia bởi bởi tỷ lệ thua cuộc lên tới hơn 90%. Thậm chí trên thị trường chứng khoán có một nguyên tắc kinh điển mà hầu hết các nhà đầu tư đều biết: Nguyên tắc 90-90-90. Nguyên tắc nói rằng 90% nhà đầu tư sẽ mất 90% tài sản của mình trong 90 ngày đầu tiên khi tham gia giao dịch ngắn hạn trên thị trường.
Dù khó kiếm lời như vậy nhưng tại sao sao lướt sóng lại là hấp dẫn số đông nhà đầu tư? Sai lầm trong tâm lý mà các nhà đầu tư thường mắc phải khi lướt sóng là gì? Những câu hỏi này được các chuyên gia chứng khoán giải đáp trong talkshow Bí mật đồng tiền số 16 với chủ đề Trade để sống hay Trade để chết?
Theo ông Hoàng Thanh Tùng- CEO CTCP Đầu tư Finpros, sở thích lướt sóng xuất phát từ tâm lý phổ biến của mọi người: giỏi gồng lỗ nhưng rất khó để gồng lãi. Trong đầu tư chứng khoán, tâm lý nhà đầu tư sẽ nhanh chóng muốn chốt lời dù khoản lời đó khá nhỏ.
“Vừa vào mà lời có khi còn dễ nắm giữ. Chứ chúng ta ta vừa vào xong giá rơi, đau thương mãi vừa mới lên mặt nước được tý, hơi lãi một chút thôi thì lúc đấy tâm lý chốt lời rất mạnh. Tâm lý của con người thay đổi liên tục do đó tạo ra giao dịch trên thị trường. Nếu ai cũng giữ rất lâu thì thanh khoản không được cao lắm.
Tất cả các thị trường đều cần có đầu cơ. Nếu không có đầu cơ thì những người thực sự muốn mua và bán không thể mua bán được do chênh lệch dư mua dư bán rất cao. Những người đầu cơ kia sẽ giúp những người muốn thực mua hoặc thực bán có thể mua bán nhanh hơn, dễ dàng hơn. Do đó tất cả các thị trường cơ quan quản lý đều cho phép đầu cơ. Nếu đầu cơ mà xấu quá thì đã bị cấm lâu rồi”, ông Hoàng Thanh Tùng- CEO CTCP Đầu tư Finpros cho biết.
Đồng tình với quan điểm của ông Tùng, ông Phạm Lưu Hưng (Mr. X30) - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng tâm lý sợ thua lỗ là điều nên tránh nhất với các nhà đầu tư. Đây là thiên kiến khá phổ biến khi nhà đầu tư thường đánh giá việc thua lỗ nặng nề hơn việc mất lãi.
“Việc thua lỗ đối với họ là cảm giác rất nặng nề. Điều này nói rộng hơn là cái tôi của mình quá lớn, rất khó để chấp nhận mình thua lỗ. Và việc hiện thực hóa khoản lỗ của mình cực kỳ khó khăn. Thường mọi người sẽ giữ khoản lỗ đến khi về bờ thì thôi bởi cảm giác như mình cũng không bị kém quá. Nhiều khi điều này còn tệ nữa là mình còn đi “cưa chân bàn”, bắt đầu mua trung bình giá vốn làm cho khoản lỗ nặng nề hơn. Đó là tâm lý cần nên tránh.
Mình đầu tư chỉ cần có lợi nhuận thôi. Cái tôi của mình cũng không quan trọng lắm đâu, bỏ ra ngoài cũng được. Nhận sai rồi làm lại chứ nếu cứ cố kiểu chờ về bờ, trung bình giá vốn là điều không nên”, ông Hưng đưa ra lời khuyên.
Đâu là ngưỡng chốt lời hay cắt lỗ hợp lý đối với các nhà đầu tư ưa thích lướt sóng? Theo ông Hoàng Thanh Tùng, những ngưỡng này phụ thuộc vào từng mã chứng khoán khác nhau. Chuyên gia này lấy ví dụ với một mã blue chip có biến động giá không nhiều thì nhà đầu tư không thể kỳ vọng mức chốt lời là 50%. Đièu này là ảo tưởng. Tuy nhiên với những mã cổ phiếu vừa tăng bằng lần thì việc đặt ra các ngưỡng chốt lời hay cắt lỗ khoảng 20% lại là điều phù hợp.
CEO Finpros cũng chia sẻ một nguyên tắc chung đơn giản nhất là nhà đầu tư phải để ngưỡng chốt lời lớn hơn cắt lỗ. Ví dụ một lần giao dịch lãi phải đủ bù cho một lần thua cộng với thuế phí của cả 2 lần giao dịch. Thậm chí nhiều nhà đầu tư còn đặt mức chốt lãi gấp 2 lần cắt lỗ. Việc để ngưỡng chốt lời xa hơn cắt lỗ theo ông Tùng mới có hy vọng để thắng được thị trường.
http://tintuc.vdong.vn/04/1312099.htmMộc An
Theo Nhịp Sống Kinh Tế