Một khu vực cách ly y tế phòng chống COVID-19 ở TP.HCM trong giai đoạn dịch còn phức tạp - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 15-4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có văn bản gửi đến các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 (F0) và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).
Cụ thể, trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F0 đang trong thời kỳ lây truyền, F1 phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:
Bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng; không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người.
Tự theo dõi sức khỏe (đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh) khi có triệu chứng của bệnh sốt và ho; hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở) cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
Khi có kết quả dương tính với virus COVID-19 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng,chống lây nhiễm theo quy định.
TTO - Một số tỉnh thành như Long An, Cà Mau đã cho F0, F1 đi làm trực tiếp với các quy định cụ thể trong công tác phòng dịch. Tuy nhiên, TP.HCM hiện mới chỉ cho F1 đi làm trực tiếp, bệnh nhân F0 vẫn phải cách ly.
Xem thêm: mth.49154208151402202-yl-hcac-iahp-noc-gnohk-1f-iom/nv.ertiout