vĐồng tin tức tài chính 365

Không sản xuất mà dựa vào kiều hối và nhập khẩu, một quốc gia Nam Á sắp trở thành 'Sri Lanka thứ hai'?

2022-04-19 10:39

Nepal tuy không có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Nga hay Ukraine, nhưng xung đột giữa hai quốc gia đã tàn phá nền kinh tế vốn đã yếu ớt của nước này.

Nền kinh tế Nepal đã suy yếu do đại dịch gây thiệt hại đến ngành du lịch, lượng kiều hối giảm, thâm hụt thương mại ngày càng lớn và dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Nay giá nhiên liệu và lương thực tăng vọt do xung đột đang giáng thêm đòn mạnh vào kinh tế nước này.

Roshee Lamichhane, trợ lý giáo sư tại Đại học Kathmandu, cho biết ngay cả trước chiến tranh, sức khỏe tài chính của Nepal đã không ổn định. Lamichhane chỉ ra sự sụt giảm lượng khách du lịch và đầu tư nước ngoài, cùng những vấn đề khác. "Và cuộc xung đột đang diễn ra đã làm tình hình thêm nghiêm trọng", bà nói với DW.

Nepal có đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế?

Quốc gia vùng Himalaya với 29 triệu dân nằm giữa hai gã khổng lồ là Trung Quốc và Ấn Độ. Nepal chỉ dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu của mình. Khi giá dầu thô tăng cao trên toàn cầu, Tập đoàn Dầu khí Nepal, công ty độc quyền về dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước, đã buộc phải tăng giá các sản phẩm dầu mỏ.

Giá các mặt hàng khác như thực phẩm, đậu nành, dầu cọ và sắt cũng tăng cao. Cuộc sống của nhiều người dân Nepal rơi vào cảnh khó khăn nghiêm trọng.

Lạm phát đo bằng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm đã tăng lên 7,1% trong giữa tháng 3, mức cao nhất trong 5 năm và cao hơn so với mức trung bình 5,18% trong 3 năm qua.

Giá cả và hóa đơn nhập khẩu tăng cao đã ảnh hưởng xấu đến thâm hụt thương mại và giá trị đồng tiền của quốc gia, gây ra lo ngại về khủng hoảng cán cân thanh toán. Tình trạng này xảy ra khi một quốc gia không có khả năng thanh toán cho hàng nhập khẩu hoặc dịch vụ của mình trong các khoản nợ nước ngoài.

Thâm hụt thương mại tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,16 nghìn tỷ Rupee Nepal (9,5 tỷ USD hay 8,8 tỷ Euro) trong 8 tháng đầu năm tài chính do chi phí nhập khẩu tăng.

Theo Reuters, tổng dự trữ ngoại hối của Nepal đã giảm xuống còn 9,75 tỷ USD vào giữa tháng 2, giảm 17% so với giữa tháng 7/2021, khi năm tài chính của nước này bắt đầu. Dự trữ hiện tại ước tính đủ để hỗ trợ nhập khẩu trong khoảng 6 tháng.

Trong khi đó, dữ liệu từ ngân hàng trung ương cho thấy lượng kiều hối từ nước ngoài, vốn chiếm khoảng 1/4 GDP của Nepal, giảm 5,8% xuống 4,53 tỷ USD từ giữa tháng 7/2021 đến giữa tháng 2/2022. Nepal là nền kinh tế phụ thuộc vào kiều hối nhiều thứ 5 trên thế giới. Ước tính có khoảng 3 - 4 triệu người di cư Nepal làm việc trên toàn cầu.

Trong một nỗ lực để cứu lượng dự trữ ngoại tệ, các nhà chức trách trong tháng này đã áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ như ô tô, vàng và mỹ phẩm.

Nhưng bà Lamichhane hoài nghi về tính hiệu quả của động thái này về lâu dài. Bà nói: "Điều này có thể hữu ích để cải thiện dự trữ ngoại tệ trong ngắn hạn. Nhưng đây không phải là cách bền vững để giải quyết vấn đề". Bà cũng cho biết thêm rằng đất nước cần phải tăng cường sản xuất và thương mại địa phương.

Các quan chức cho biết mục tiêu tăng trưởng 7% GDP của Nepal cho năm tài chính đến giữa tháng 7 có thể sẽ không được đáp ứng.

Govind Raj Pokharel, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Quốc gia, trao đổi với DW: "Các vấn đề hiện tại là kết quả tích lũy của việc chúng ta không có khả năng đầu tư vào việc tạo ra của cải. Kể từ khi cải cách kinh tế vào đầu thập niên 1990, các chính phủ kế nhiệm đã không đầu tư vào việc tạo ra của cải, thay vào đó dựa vào dòng kiều hối dễ dàng và thuế nhập khẩu để điều hành nền kinh tế".

Liệu có thể so sánh Nepal với tình hình hỗn loạn của Sri Lanka?

Những khó khăn kinh tế của Nepal đã được đem lên bàn cân với Sri Lanka, quốc gia vừa tuyên bố vỡ nợ gần đây.

Quốc đảo 22 triệu dân đã tuyên bố không còn khả năng thanh toán hàng tỷ đô nợ nước ngoài khi đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất lịch sử. Hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra kêu gọi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức.

Cựu đại sứ của Nepal tại Sri Lanka Pyakurel cho biết, mặc dù cũng trong tình trạng bất ổn kinh tế, Nepal không đi theo con đường giống Sri Lanka.

Ông nhấn mạnh: "Tình hình vẫn có thể kiểm soát được nếu chúng ta nhận được kiều hối nhiều hơn một chút và đón thêm khách du lịch nước ngoài, và nếu chúng ta có thể tăng xuất khẩu và sản xuất địa phương".

http://tintuc.vdong.vn/04/1318677.htm

Xem thêm: nhc.23883919091402202-iah-uht-aknal-irs-hnaht-ort-pas-a-man-aig-couq-tom-uahk-pahn-av-ioh-ueik-oav-aud-am-taux-nas-gnohk/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không sản xuất mà dựa vào kiều hối và nhập khẩu, một quốc gia Nam Á sắp trở thành 'Sri Lanka thứ hai'?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools