vĐồng tin tức tài chính 365

Nhà đầu tư mất nhiều hơn được, dòng tiền chán nản rút khỏi thị trường

2022-04-19 15:58

Thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn khó khăn khi các chỉ số có xu hướng đi xuống với nhiều đợt giảm sâu. Chứng khoán hiện đang giảm 118 điểm so với đỉnh ngắn hạn hồi tháng 4/2022.

Đa phần nhà đầu tư đã rơi vào trạng thái thua lỗ khi nhiều cổ phiếu giảm nhiều hơn 15-25% chưa tính vay margin. Thậm chí một số nhóm cổ phiếu đầu cơ còn rớt mạnh hơn như FLC Group rơi gần 70% kể từ đầu năm, CTD rớt hơn 40%, VCG giảm 42%... Phiên hôm qua (18/4) có 87 mã giảm sàn trên HoSE song hôm nay con số lên tới 98. 

Tâm lý nhà đầu tư đang dần tiêu cực sau những đợt lao dốc gần đây, dòng tiền ở một số nhóm đã có dấu hiệu chán nản và sự tiêu cực đang dần lan rộng, thanh khoản rơi về mức thấp.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 26,15 điểm, tương ứng 1,83% xuống 1.406,45 điểm. Toàn sàn có 101 mã tăng, 371 mã giảm và 32 mã đứng giá. HNX-Index giảm 10,43 điểm, tưng ứng 2,59% xuống 392,69 điểm. Toàn sàn có 68 mã tăng, 183 mã giảm và 29 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,89 điểm, tương ứng 1,71% xuống 108,32 điểm.

Nhóm cổ phiếu xây dựng đặc biệt là các mã liên quan đến đầu tư công như như FCN, C4G, KSB, HHV... đều đua nhau lao dốc, trong đó, nhiều mã giảm sàn như FCN, giảm sàn, C4G giảm 5,5%... Các mã xây dựng khác như VCG, HBC, HUT, KHG... cũng đồng loạt lao dốc.

Tất cả các mã thuộc nhóm FLC hôm nay tiếp tục giảm sàn. Thời điểm phiên sáng, một vài mã nhóm này vẫn có lực mua dù không nhiều, song đến chiều "trắng bên mua". 

Tài chính - Ngân hàng - Nhà đầu tư mất nhiều hơn được, dòng tiền chán nản rút khỏi thị trường

Nhóm cổ phiếu ngân hàng không có mã nào ghi nhận sắc xanh. (Ảnh: SSI)

HPG hôm nay trở thành cổ phiếu nâng đỡ thị trường, tăng lên mức 43.300 đồng/cổ phiếu và vẫn còn cách xa mức đỉnh hồi tháng 10/2021. Mã này đầu năm nay và cả năm 2021 là mã bị khối ngoại bán mạnh nhất. Một cổ phiếu cùng ngành là NKG của thép Nam Kim hay VIS của Thép Việt - Ý lại giảm sàn, HSG cũng giảm 2,5%, POM 2,4%.

Nhóm ngân hàng phiên giảm hôm qua vẫn còn một vài mã cầm cự được trong sắc xanh. Đến phiên 19/4 đã lao dốc và không có mã nào nhóm này tăng giá. Toàn ngành ngân hàng giảm mạnh, một vài mã trở thành "tội đồ" kéo thị trường như SHB, MBB, VPB, TCB... dù toàn ngành không có thông tin xấu, thậm chí nhiều ngân hàng đặt kế hoạch kinh doanh kỷ lục cho năm 2022. Đặc biệt, LPB và SHB có thời điểm bị bán với giá sàn.

Thực tế, mở cửa phiên giao dịch hôm nay đã có thời điểm hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu có sự hồi phục trở lại, chỉ số tăng gần 8 điểm trở lại, trong đó, SSI tăng 1,2%, HPG tăng 0,9%, MBB tăng 1%, BID tăng 0,9%... Bên cạnh đó, nhóm ngành bảo hiểm tiếp tục đua nhau bứt phá, trong đó, BIC tăng 3,1%, BVH tăng 1,9%, MIG tăng 0,7%... (tính đến 10h sáng). Song đến giữa phiên sáng thị trường "quay đầu", những mã mới buổi sáng tăng giá nhẹ đến chiều giảm mạnh. 

Tài chính - Ngân hàng - Nhà đầu tư mất nhiều hơn được, dòng tiền chán nản rút khỏi thị trường (Hình 2).

Chiếm phần lớn trong các mã giảm sàn là cổ phiếu xây dưng, bất động sản. (Ảnh: SSI)

Nhóm cổ phiếu nhà Vingroup không có mã nào giữ được sắc xanh. VHM giảm 1,2%, VIC giảm 0,8%, VRE giảm 1,5%.

Cổ phiếu chứng khoán tiếp tục giảm mạnh. SSI sáng tăng nhẹ song tới chiều giảm 6,7%, VIC giảm 5,7%, VND giảm 6,8%... nhiều mã thậm chí giảm sàn như FTS, HCM, TVB, APG... 

Tiếp tục ngược đà rơi thẳng đứng của thị trường, nhóm cổ phiếu cảng biển, vận tải biển bứt phá, trong đó, HAH tăng 4,2%, GMD tăng 2,5%...

Nhóm cổ phiếu thuỷ sản hôm qua bứt phá song hôm nay đã có sự phân hóa, một số mã tiếp tục tăng song một vài mã đã giảm điểm. ACL tăng 4,3%, AAM tăng kịch tràn VHC giảm 3,3%, ABT giảm 0,3%, ANV giảm 2,7%, CMX giảm sàn... Cổ phiếu ngành hóa chất và phân bón cũng là điểm sáng. Trong đó DGC của Hóa chất Đức Giang đã có thời điểm tăng trần trước khi lùi về còn tăng 4% đạt 254.800 đồng. Hay cổ phiếu phân bón LAS tăng 6,3%, DPM tăng 4,3% và DCM tăng 2,3%.

2 cổ phiếu bán lẻ vẫn tăng tích cực là FRT tăng 5,1%, DGW tăng 1,6%... Trong khi đó, PNJ lại giảm 3,7% còn MWG cũng mất 2,6%...

Trái ngược với việc bán tháo của thị trường trong nước, khối ngoại lại có một phiên gom cổ phiếu. Khối ngoại mua ròng 277 trên sàn HoSE. DGC là mã bị bán mạnh nhất hôm nay với 135 tỷ đồng, ngoài ra, một số mã bị bán gồm SSI, HPG, VND... Ngược lại, các mã được mua mạnh là GEX, DPM, KBC, NLG, GMD, STB...

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 23.935 tỷ đồng, giảm 15%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 15,5% xuống 20.896 tỷ đồng.

Xem thêm: lmth.882055a-gnourt-iht-iohk-tur-nan-nahc-neit-gnod-coud-noh-ueihn-tam-ut-uad-ahn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhà đầu tư mất nhiều hơn được, dòng tiền chán nản rút khỏi thị trường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools