Các nước trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chiếm 40% thị phần xuất khẩu và 75% tổng nhập khẩu của Việt Nam. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị "Tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam và những điều doanh nghiệp cần biết" diễn ra trong sáng nay (19/4).
RCEP cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cung ứng khu vực và toàn cầu. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Mức ưu đãi thuế quan của RCEP hiện nay thấp hơn một số hiệp định thương mại tự do khác, tuy nhiên quy tắc xuất xứ hàng hóa lại dễ đáp ứng hơn. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều khả năng được hưởng lợi hơn.
"RCEP phần lớn là các nước cung cấp nguyên, phụ liệu cho chứng ta để sản xuất nên đây là yếu tố khiến việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của RCEP dễ dàng hơn đáng kể. Bản thân quy tắc xuất xứ của RCEP cũng linh hoạt hơn. Mặc dù ưu đãi không nhiều nhưng dễ đáp ứng", bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI, cho hay.
Bên cạnh đó, RCEP cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn nước ngoài, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cung ứng khu vực và toàn cầu.
VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.68884254191402202-pecr-gnort-aoh-gnah-ux-taux-cat-yuq-gnud-nat-nac-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv