Doanh thu bán lẻ hàng hóa các mặt hàng lương thực thực phẩm tăng trưởng mạnh trong quý 1-2022 - Ảnh: N.BÌNH
Tập đoàn KIDO công bố kết quả kinh doanh quý 1 với doanh thu thuần đạt 2.879 tỉ đồng, hoàn thành 21% kế hoạch năm và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 152 tỉ đồng, tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành kinh doanh cốt lõi của tập đoàn là dầu ăn tiếp tục đóng góp tích cực vào doanh thu chung của doanh nghiệp trong quý đầu tiên của năm. Doanh thu thuần từ ngành hàng dầu ăn chiếm 87,8%, và doanh thu thuần từ ngành hàng thực phẩm là 12,2%.
Theo doanh nghiệp, mùa Tết 2022 đến sớm hơn mọi năm khiến doanh thu ngành dầu trong quý 1 bị ảnh hưởng, nhưng việc mở cửa trở lại cũng tăng sức tiêu thụ và có những sản phẩm phù hợp, mở rộng thêm sang thị trường các nước trong khu vực như Campuchia, Lào…, đã góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu chung của ngành dầu.
Tương tự, Công ty thực phẩm Cholimex (Cholimex Food) cũng công bố kết quả kinh doanh năm 2021 cho đại hội cổ đông sắp tới và kế hoạch tăng trưởng trong năm 2022. Bất chấp gián đoạn của dịch, kết thúc năm ngoái hãng tương ớt này có doanh thu 2.510 tỉ đồng, lợi nhuận gần 186 tỉ đồng, tăng 4% so với năm trước và chỉ vượt kế hoạch 1%.
Năm 2022, Cholimex Food đặt mục tiêu doanh thu tăng 19% lên 3.000 tỉ đồng và lãi sau thuế tăng 7% lên 200 tỉ đồng nhờ đánh giá nhu cầu thị trường tăng lên và kênh bán hàng được đa dạng.
Một doanh nghiệp thực phẩm cũng "ăn nên làm ra" trong dịch là Sông Hương Foods với các sản phẩm từ cà pháo. Ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn, tổng giám đốc Công ty Chế biến thực phẩm công nghệ Sông Hương (Sông Hương Foods), cho biết từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 đến năm 2021, lượng hàng tiêu thụ cà pháo tăng vọt so với ngày thường, do sự tiện lợi, an toàn, dễ ăn. Năm ngoái doanh số từ các sản phẩm liên quan đến cà pháo của doanh nghiệp đạt 30 tỉ đồng.
Sông Hương Foods đang chuẩn bị xuất khẩu lô hàng container các sản phẩm như mắm cà pháo, mắm ruốc, mắm nêm pha…. sang thị trường Mỹ, bên cạnh hướng đến các thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Campuchia.
Theo các doanh nghiệp, khó khăn trong thời gian tới là tình hình giá nguyên liệu tăng mạnh do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cùng chiến sự giữa Nga - Ukraine. Ngoài ra, chi phí vận chuyển tăng cũng ảnh hưởng đến việc kìm giá bán sản phẩm.
Bà Lý Kim Chi, chủ tịch Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM, cho biết hiện nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong nước có chiều hướng tăng mạnh trở lại, kéo theo đó doanh thu bán lẻ hàng hóa các mặt hàng lương thực thực phẩm cũng tăng trưởng mạnh. Điều này góp phần cho kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp thực phẩm.
Tuy vậy, các doanh nghiệp ngành này cũng đối mặt với chi phí ăn mòn lợi nhuận, nhưng rất khó để điều chỉnh giá bán tăng tương ứng, do hầu hết đơn hàng đã ký trước và hoặc phải duy trì tính cạnh tranh để giữ khách hàng và tạo việc làm cho người lao động.
Để đảm bảo đà tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp bắt đầu kết nối với các đối tác toàn cầu tránh thiếu hụt nguồn nguyên liệu, đồng thời tăng cường sản xuất, tiến hành quy hoạch thương hiệu nhãn hàng, nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới phù hợp trong từng giai đoạn, đẩy mạnh thị trường xuất khẩu gần...
Ngày 8-4-2022, Ngân hàng Bản Việt tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Xem thêm: mth.55464055102402202-nauhn-iol-ueit-ihc-gnat-mahp-cuht-hnagn-cuhp-ioh-gnud-ueit/nv.ertiout