Cần những bộ sách giáo khoa lịch sử sống động, thu hút học sinh - Trong ảnh: sách giáo khoa lịch sử của Nhà xuất bản Giáo Dục - Ảnh chụp màn hình
Hơn hai mươi năm trôi qua và cho đến bây giờ con tôi đi học, sách giáo khoa lịch sử vẫn thế. Hình như là sách được thiết kế theo một định dạng: hoàn cảnh lịch sử, diễn biến phong trào, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
Tôi biết có nhiều giáo viên giảng dạy lịch sử rất thu hút học trò nhưng vẫn không thoát khỏi cái tư tưởng phải bám sát chuẩn kiến thức trong sách giáo khoa.
Tất cả chung quy bởi học là phải thi. Khi chất lượng bộ môn được đánh giá bằng con điểm chứ không phải bằng sự phát triển năng lực của học sinh thì mãi mãi sách giáo khoa là pháp lệnh.
Tôi đã từng cho học trò mình thuyết trình về những đề tài lịch sử trong các hoạt động ngoại khóa và thật bất ngờ các em đã sử dụng những kiến thức, dữ liệu thu thập được qua sách báo, âm nhạc, cải lương và ngay cả ẩm thực nữa để làm nên những bài thuyết trình sống động và thu hút người nghe.
Các em đã đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với những chủ đề quen thuộc. Một trích đoạn trong vở cải lương Tiếng trống Mê Linh lúc hai bà giương cao ngọn cờ khởi nghĩa dù biết được tin Thi Sách đã bị Tô Định bắt giữ đã làm nên thành công với chủ đề thuyết trình về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Để chuẩn bị cho việc đánh quân Thanh, Nguyễn Huệ ra lệnh cho nữ tướng Bùi Thị Xuân lo việc quân lương với tiêu chí: Không tốn công nấu nướng, không dừng ngựa lại để ăn!
Với tài khéo léo của mình, nữ tướng họ Bùi đã đóng góp công sức của mình vào chiến thắng Kỷ Dậu 1789 với hai món ăn trên lưng ngựa. Đó là bánh tráng và bánh tét...
Với người trẻ, lịch sử là những bài học sống động được trình bày một cách khoa học, ngắn gọn và có sức thu hút chứ không phải là những lý luận, con số khô khan trong sách giáo khoa như hiện nay.
Mong rằng những người thiết kế chương trình môn lịch sử hãy nghĩ đến điều này để có được một trong những bộ sách giáo khoa sống động với những chính kiến và góc nhìn đa chiều nhằm thu hút những người trẻ đến với bộ môn này hơn.
TTO - Cách dạy hiện nay đã khiến nhiều học sinh học môn lịch sử với tâm thế đối phó. Tình trạng học sinh không ham học môn lịch sử đã được nhắc tới nhiều, song đến nay thực tế này vẫn chưa có nhiều thay đổi.
Xem thêm: mth.4022400212402202-nahk-ohk-ueil-os-iv-yaht-gnod-gnos-neyuhc-uac/nv.ertiout