vĐồng tin tức tài chính 365

Làm sao để doanh nghiệp cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững?

2022-04-22 15:58

Xu thế tất yếu

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế xanh năm 2022 tổ chức sáng 22/4, TS. Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, Việt Nam nói đến tăng trưởng và phát triển bền vững từ khá sớm, Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh chính thức có hiệu lực từ năm 2012. 

Xu hướng thị trường - Làm sao để doanh nghiệp cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững?

TS. Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM

TS. An nhận định: “Như ông bà ta có câu, ăn no mặc ấm, rồi mới tới thời kỳ ăn ngon mặc đẹp". Ở giai đoạn trước đây, bình quân thu nhập của người Việt còn rất thấp, vậy nên sự tăng trưởng của kinh tế được đặt lên cao hơn tính bền vững.

“Việt Nam hiện nay đang là 1 trong 7 quốc gia có độ mở kinh tế nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu cao gấp đôi GDP, tạo ra rất nhiều việc làm cho người lao động. Đó là những tín hiệu tốt để tiến tới mức thu nhập trung bình cao của người dân”, ông cho biết thêm.

Trong suốt quá trình mở đó, không có nhiều quy định về yếu tố môi trường. Chỉ sau khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như CTPPP, EVFTA thì mới có những điều khoản rõ ràng về môi trường và phát triển bền vững.

Bởi vậy, đã có nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang đầu tư cho những yếu tố này để đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sức cạnh tranh chưa lớn, vẫn còn đang chật vật tìm kiếm cơ hội.

Và, Covid-19 tới, được coi như bước đà cho những doanh nghiệp này tái cấu trúc sao cho phù hợp với xu thế tiêu dùng, không còn là nền kinh tế nâu, kinh tế tuyến tính như trước đây.

Có thể thấy, kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững là những thuật ngữ phổ biến trong nền kinh tế hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn các tổ chức và doanh nghiệp đang tìm cách thích ứng với đại dịch Covid-19, vượt qua khó khăn để phục hồi và phát triển ổn định.

Các doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị cốt lõi của mình cũng như lựa chọn được giải pháp, phương án phát triển phù hợp với xu thế trong tương lai xa thay vì chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt. 

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành con đường ra cho doanh nghiệp sau một thời gian dài khủng hoảng vì Covid-19. Bên cạnh đó, đây cũng là sự khẳng định cho tương lai của doanh nghiệp, thông qua các sản phẩm và dịch vụ hướng tới yếu tố tuần hoàn và bền vững.

Phát triển từ cốt lõi 

Có nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế xanh có thể thúc đẩy sự phát triển cũng như gây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp, song tại Diễn đàn, các chuyên gia cho rằng mục tiêu cuối cùng của kinh tế xanh là đem lại lợi ích thiết thực và hài hoà cho cộng đồng, con người, xuất phát từ chính hoạt động thường ngày của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, phải đi cùng những hành động thiết thực và quyết liệt từ Chính phủ, đây được cho là cuộc đua mới của doanh nghiệp. Theo ông Sam Wood, Phó Tổng Lãnh sự Anh tại Tp.HCM, với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đã tham gia vào liên minh quốc tế ngày một quyết liệt và phát triển hơn.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện tăng trưởng xanh, chúng ta cần rất nhiều sự thích ứng và đổi mới của toàn bộ nền kinh tế. Theo đó, cần tập trung ở hai khía cạnh chính: sản xuất xanh và tiêu dùng xanh.

Việc đảm bảo rằng các nhà máy của Việt Nam đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế thông qua đầu tư vào công nghệ sản xuất và xử lý chất thải, tái tạo năng lượng sẽ là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì khả năng cạnh tranh.

Từ đó, Việt Nam có thể nổi lên như một trung tâm sản xuất toàn cầu, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư quốc tế chất lượng cao trong tương lai.

Đại diện cho Chính phủ Anh, ông Sam Wood tin rằng, Vương Quốc Anh và các đối tác khác có thể đóng góp vai trò trong việc thực hiện hoá tham vọng này của Việt Nam. Theo đó, các công ty Anh ở Việt Nam đã tích cực hoạt động trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, phát triển các giải pháp xanh ở nhiều lĩnh vực và làm nổi bật giá trị của quan hệ đối tác Việt - Anh.

Ông đưa ra ví dụ, đầu tư vào năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Việt Nam thực hiện cam kết, Vương Quốc Anh lại có chuyên môn cao trong lĩnh vực này, đặc biệt là năng lượng điện gió. Do vậy, Chính Phủ Anh tại Việt Nam cam kết tiếp tục hỗ trợ chặt chẽ với Việt Nam trên cương vị Chủ tịch COP26 trong năm tới.

Xem thêm: lmth.136055a-gnuv-neb-av-gnourt-gnat-auig-gnab-nac-peihgn-hnaod-ed-oas-mal/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Làm sao để doanh nghiệp cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools