vĐồng tin tức tài chính 365

“Sốt” đất ven sông, hồ: Nguy cơ "trái ngọt thành trái đắng"

2022-04-27 07:41

Cơn “sốt” đất ven sông, hồ  

Theo VTC News, thời gian gần đây, đất ven hồ tại Hà Nội và Hòa Bình lên cơn sốt khi được nhiều nhà đầu tư săn mua, nhiều nơi chỉ trong thời gian ngắn, giá đã tăng gấp đôi, gấp ba.

Đất ven mặt hồ Đồng Đò (Sóc Sơn, Hà Nội), cách đây hơn 1 năm giá 5-7 triệu đồng/m2, nhưng nay được đẩy lên 10 - 20 triệu đồng/m2, tuỳ vị trí đầu hay cuối hồ.

Tương tự, đất trên núi nhìn xuống hồ Đồng Đò trước đây có giá 2 - 5 triệu đồng/m2, hiện cũng tăng lên từ 7 đến hơn 10 triệu đồng/m2. Những vị trí xa hơn, cách hồ Đồng Đò khoảng 100m, mức giá cũng khoảng 1,8 - 3 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi đầu năm ngoái.

Một số lô đất các khu vực gần hồ Anh Bé, Ban Tiện, Long Mỹ (xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) trước đây giá hơn 1 - 3 triệu đồng/m2, nay dao động trong khoảng 4 - 6 triệu đồng/m2.

Tại Hòa Bình, đất ven hồ Đồng Chanh (huyện Lương Sơn), đầu năm 2021 có giá khoảng 2 -3 triệu đồng/m2, đến cuối năm 2021, giá đã tăng lên 4 - 5 triệu đồng/m2. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, mức giá giao dịch là 8,5 - 10 triệu đồng/m2, tăng gấp ba đến bốn lần so với hơn 1 năm trước.

Các khu đất không nằm sát hồ nhưng view ra hồ, giá từ 1 - 1,5 triệu đồng/m2 tăng lên 7,5 triệu đồng/m2.

Tương tự, tại khu vực hồ Cố Đụng (Thạch Thất, Hà Nội), giá đất ven hồ cũng tăng chóng mặt.

Đơn cử, 1 lô đất 1.000 m2 mặt hồ, giá hồi năm 2019 là 1,5 triệu đồng/m2. Đến cuối năm 2021, giá đã tăng lên 7 triệu đồng/m2 và đến đầu năm 2022 là 8 - 9 triệu đồng/m2.

Bất động sản - “Sốt” đất ven sông, hồ: Nguy cơ 'trái ngọt thành trái đắng'

Thời gian gần đây, đất ven hồ tại Hà Nội và Hòa Bình lên cơn sốt khi được nhiều nhà đầu tư săn mua, nhiều nơi chỉ trong thời gian ngắn, giá đã tăng gấp đôi, gấp ba. Ảnh minh họa 

Cẩn trọng “ngậm” trái đắng 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế, thực tế, thị trường bất động sản vùng ven mà đặc biệt là các khu đất ven hồ, ven sông liên tục chứng kiến sự tăng giá trong những năm gần đây bởi những tiềm năng của nó không thể phủ nhận. Tuy nhiên, giá trị thật của những mảnh đất này vẫn đang là những “ẩn số” và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

Theo nhiều nhà đầu tư bất động sản, sở dĩ giá được đẩy lên cao như vậy phần lớn do giới đầu cơ thường đi rải tiền đặt cọc, giữ đất, sau đó ai có nhu cầu thì bán lại cọc và ăn lời. Tại những khu vực ven sông, hồ, nhiều đầu cơ, môi giới đất đai đã "ùn ùn" kéo về đây, nên hầu hết giao dịch bất động sản hiện nay không phải của người mua để đầu tư, mà chỉ là sự chuyển nhượng của giới đầu cơ.

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, giá đất tăng mạnh tại các khu vực trên sẽ gây ra nhiều hệ lụy và trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, tác động tiêu cực đến quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và quá trình thu hút đầu tư của địa phương.

VTC News dẫn lời GS. Đặng Hùng Võ cho biết khi khách hàng mua đất ven sông, hồ cần hết sức thận trọng, cần tìm hiểu kỹ vì đất tại khu vực này chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây công nghiệp hoặc đất nông nghiệp. Vì vậy, đất khu vực này chỉ được làm các công trình tạm, không được phép xây kiên cố. Việc mua bán cũng chủ yếu là giấy viết tay và vi bằng, vì vậy, người mua có thể sẽ phải chịu rủi ro lớn.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thời gian qua, khi xảy ra những cơn sốt đất, ở nhiều địa phương, xuất hiện hiện tượng rao bán đất không phù hợp với quy định pháp luật như: Đất rừng, đất ruộng, vườn... Nhiều môi giới, thậm chí là người dân đã tự phát rao bán đất rừng, đất vườn có sổ đỏ hoặc không sổ đỏ.

Nhiều mảnh đất rừng ăn theo "sốt đất" cũng tăng giá để bẫy những nhà đầu tư non kinh nghiệm. "Việc rao bán đất rừng tràn lan dẫn đến rất nhiều hệ lụy như sốt đất ảo, xây dựng trái phép, lừa đảo người dân khiến thị trường phát triển thiếu bền vững", ông Đính nhấn mạnh.

Đào Vũ (Tổng hợp)

 

 

Xem thêm: lmth.480155a-gnad-iart-hnaht-togn-iart-oc-yugn-oh-gnos-nev-tad-tos/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

““Sốt” đất ven sông, hồ: Nguy cơ "trái ngọt thành trái đắng"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools