vĐồng tin tức tài chính 365

Không tỉnh đòn trước bẫy bán hàng online, quanh năm là 'Cá tháng tư'

2023-04-01 10:09
Không tỉnh đòn trước  bẫy bán hàng online, quanh năm là Cá tháng tư - Ảnh 1.

Đăng ảnh hàng hiệu (trái), bán hàng pha ke - Ảnh chụp màn hình

Nhân Ngày "quốc tế nói dối" Cá tháng tư (1-4), một số trường hợp vui liệt kê dưới đây, bạn có từng "sụp hố" lần nào?

1. "Uống không hết bệnh, không giảm cân cứ tìm tôi mà đòi tiền"

Không tỉnh đòn trước  bẫy bán hàng online, quanh năm là Cá tháng tư - Ảnh 2.

MC có tiếng quảng cáo sữa hạ đường huyết

Một người dẫn chương trình nổi tiếng cứ cách 5 phút lại xuất hiện trên các video quảng cáo của YouTube để ra sức cam kết về tác dụng của một loại sữa được cho là "uống tới đâu hạ đường huyết tới đó", "sau 2 tuần không hết bệnh cứ tìm tôi để đòi lại tiền".

"Đúng ra, trên quảng cáo phải có thêm thông tin cá nhân của cô ấy, bao gồm cả địa chỉ nhà để nếu không hết bệnh còn biết đường mà đòi tiền, hoặc hết thật còn biết đến cảm ơn. Y học phát triển cũng chưa thể điều trị dứt điểm cho tất cả người bệnh tiểu đường trên thế giới, huống hồ một cô người dẫn chương trình có thể cam kết trị dứt điểm cho bệnh nhân. Nhãn hàng đã nghĩ gì khi thuê cô ấy, duyệt nội dung những cam kết ấy?", Giang Trần (39 tuổi), dược sĩ, ngán ngẩm.

Giang Trần nói: "Nếu không trị dứt điểm tiểu đường thì chắc hãng sữa sẽ bảo người mua lên ti vi mà đòi người quảng cáo, người cam kết. Nếu tìm được người quảng cáo chắc sẽ bảo hôm quay trúng Ngày Cá tháng tư mất".

2. Nhãn hiệu chị em song sinh không cùng huyết thống

Không tỉnh đòn trước  bẫy bán hàng online, quanh năm là Cá tháng tư - Ảnh 3.

Thay tem mác nhưng vẫn "hàng au" - Ảnh chụp màn hình

Một shop bán túi xách hàng hiệu Charles and Keith tuyên bố "chuẩn auth" (authentic: hàng chính hãng) được tuồn từ nước ngoài về. Khi qua hải quan, các túi xách ở các mép thùng hàng lại "lạ lắm à nghen" khi nhãn hiệu là "Charles and Kith".

Khi khách nhận được hàng rồi phản ánh thương hiệu "chị em song sinh không cùng huyết thống", đánh rơi một chữ "e" dọc đường vận chuyển, chủ shop phản hồi khách hàng rằng để tránh máy soi của hải quan nên các túi phía ngoài phải thay đổi một chút về thương hiệu.

"Tôi nhắn tin xin lại chữ "e" trên logo, nhận lại phản hồi hàng mua rồi miễn đổi trả. Xỉu ngang! Xin chừa!", Kim Nguyễn (25 tuổi) kể lại.

Nhiều thương hiệu đẳng cấp hơn như Vera Wang, Dior, Chanel, Gucci, LV... cũng chỉ vài trăm ngàn đồng, xả đơn bom thậm chí hơn 100.000 đồng mà vẫn "bao auth".

Nhiều cặp song sinh ra đời như Adidas và Adadis, Gucci và Guci, Louis Vuitton và Luis Vuitton… cũng lần lượt ra đời để kiểm tra độ nhạy bén thị giác của người mua.

2. Khi người vô hình "chốt đơn"

Một livestream chỉ có vài chục người xem, nhưng người bán lại liên tục đọc tên chốt đơn không ngừng nghỉ. Những hộp thuốc, chai nước hoa được quảng cáo là xách tay chốt cho khách bị ném không thương tiếc xuống nền nhà.

"Một thời, chiêu chốt đơn rầm rộ tạo hiệu ứng domino này rất nổi trong giới bán hàng online. Nó khiến người xem cảm thấy sốt ruột, sốt sắng lên vì quá nhiều người đã sở hữu món hàng giá hời đó và không còn nhiều cho mình chần chừ nữa.

Nhiều người đã nhắm mắt chốt đơn theo đám đông mà không hề biết mình là miếng mồi béo bở trong một nhóm hàng trăm người mua vô hình được đọc tên hú họa", Bảo Đăng (35 tuổi), một chuyên viên trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm, tiết lộ.

3. "Chăm gửi" 2 chai nước hoa hàng hiệu, miễn phí vận chuyển, tặng son, vòng đeo tay

Một "hot girl" bán nước hoa livestream mỗi tối toàn các thương hiệu đình đám trên thế giới thu hút hàng ngàn người xem và "chốt đơn", liên tục cháy hàng mỗi khi lên mẫu mới. Hầu hết, những dòng nước hoa đình đám nhất ở Âu và Mỹ đều xuất hiện trên livestream, được niêm yết ở website chính hãng từ vài triệu cho đến hàng chục triệu mỗi chai.

Điều đáng nói là người bán cam kết hàng chính hãng, nguyên hộp, nguyên tem với giá chỉ từ vài chục ngàn cho khách được tri ân, 100.000 - 200.000 đồng, mà còn được miễn phí vận chuyển. Để thúc người xem nhanh chóng để lại số điện thoại mua hàng, người bán hào phóng tặng thêm bộ son Thái Lan cũng lại chính hãng cho những đơn chốt đầu tiên, lại tặng cả vòng trầm hương tri ân hết nấc.

"Với giá của một cốc trà sữa, chỉ khoảng 4 đô la đã bao gồm chai nước hoa chính hiệu, đóng gói, vận chuyển, son, vòng trầm… thì liệu 100.000 đồng đó đã đủ tiền để mua được chiếc lọ thủy tinh thiết kế tinh xảo chính hãng chưa và ở trong lọ sẽ là nước gì? Thi thoảng, một số người từng mua hàng lên bình luận nước hoa giả, toàn cồn thì bị chửi xối xả ngay trên livestream. Người mua bây giờ thật dễ dãi", Minh Thảo (27 tuổi) lắc đầu.

Không tỉnh đòn trước  bẫy bán hàng online, quanh năm là Cá tháng tư - Ảnh 4.

Hai chai nước hoa giá 250.000 đồng thì chiết xuất từ nguyên liệu gì?

4. "Hàng em y hình, cam kết đổi trả"

Khi so sánh "hàng mua trên mạng" và "hàng thực nhận", nhiều người phải cười ra nước mắt.

"Dân văn phòng hầu hết nhận hàng tại nơi làm việc. Thật sự không thể thử quần áo ngay ngoài đường với điều kiện "đồng kiểm" giữa khách và shipper. Chưa kể, một vài mặt hàng nhạy cảm như đồ lót, áo quây hay váy... không biết phải chui vào chỗ nào. Khổ nhất là khi hàng nhận được khác hẳn so với cam kết chất lượng, khi phát hiện cũng là lúc bị chủ shop đã chặn tài khoản của mình chỉ sau vài câu phản ánh", chị Mai Thị Thanh (30 tuổi) cám cảnh.

3. Nước tràn vào thùng xe, hầm hàng, tàu biển, dột cả mái nhà kho?

Trào lưu bán hàng "bị sũng nước" (bên trái) và "hàng móp hộp" (bên phải)

Nhiều chủ bán hàng vừa lên mạng vừa than khóc thảm thiết trước những lô hàng như nước hoa, mỹ phẩm, hộp sữa, lon nước, bánh kẹo bị rơi, vỡ, móp hộp nên giảm giá cực mạnh. Ngoài ra, làn sóng "bị nước tràn vào công tai nơ" hay "mưa dột mái nhà kho" làm hư hại những lô nước hoa với mỗi chai có giá thị trường lên đến chục triệu đồng cũng trở thành một kịch bản phổ biến đến mức nhiều người cùng áp dụng như một chìa khóa để nổ đơn với giá xả lỗ.

"Hai chai nước hoa chưa đến 300.000 đồng, bị ngập sũng trong nước mưa do dột mái nhà vẫn có người mua về. Tiền mất tật mang là có thật nếu không tỉnh trước những chiêu trò tràn lan trên cõi mạng", Anh Thi (37 tuổi) tự hỏi.

4. Bom sỉ cả lô

Bỏ sỉ hàng số lượng lớn bất kể sản phẩm nào thường phải có tiền cọc vài chục phần trăm, đặc biệt với những đại lý phân phối lần đầu tiên hợp tác. Ngoài ra, một khi có giao kết mua bán, hai bên cũng đều phải có thông tin liên lạc rõ ràng để làm căn cứ.

"Những người bán online thường xuyên than rằng bị bỏ bom cả lô sỉ vài chục kiện, khách không ra mặt nhận, cũng khá vô lý. Khách hàng lẻ bom đơn còn bị "tế sống" trên mạng, huống hồ khách sỉ đua nhau bom mà không bị gì? Có khi lướt vào trang bán hàng, ai cũng bị bom sỉ như một trào lưu. Họ cứ bán rẻ đi, tại sao phải nói mình bị bom và xả giá lỗ để làm gì? Hàng tốt cứ đúng giá mà bán", chị Kiều Thanh, chủ một đại lý phân phối hàng tiêu dùng tại TP.HCM, thắc mắc.

Kiều Thanh nhấn mạnh: "Những kịch bản, chiêu trò này tràn lan trên mạng và rất nhiều các bà nội trợ, các mẹ, các dì, kể cả dân văn phòng bị "sụp hố" nếu không tỉnh đòn, tiền mất tật mang".

Nhiều người đã may mắn mua được hàng tốt chất lượng cao với giá hời, song cũng không ít người mủi lòng trước những kịch bản mà ai cũng biết là chiêu trò hàng loạt nhưng vẫn sa chân vào xem live, chốt đơn xong hối hận, để rồi quanh năm nơm nớp như thể ngày nào cũng là Cá tháng tư.

'Choáng' với những trò nghịch dại của dân Hàn vào ngày Cá tháng tư

TTO - Các thần tượng K-pop ở xứ sở kim chi cũng được biết đến là những tín đồ của ngày Cá tháng tư, coi đây là cơ hội được "bước ra ngoài" sân khấu thông thường của họ để vui chơi trên mạng xã hội.

Xem thêm: mth.56603946113303202-ut-gnaht-ac-al-man-hnauq-enilno-gnah-nab-yab-court-nod-hnit-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không tỉnh đòn trước bẫy bán hàng online, quanh năm là 'Cá tháng tư'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools