UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản thực hiện kế hoạch của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Kế hoạch nêu rõ, TP sẽ tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ để triển khai thực hiện nghị quyết có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về khoáng sản. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản.
Trong đó, hoàn thiện quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 TP Hà Nội. Đáng chú ý, Hà Nội sẽ ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là đường vành đai 4, vành đai 5 - vùng thủ đô.
Đồng thời, tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động khai thác trái phép; thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, yêu cầu thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa các mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng sản không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Xây dựng phương án khai thác đối với từng loại khoáng sản
Theo văn bản về việc thực hiện chỉ thị số 15 cũng vừa được UBND TP Hà Nội ban hành, UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND TP về quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn.
Đồng thời, chủ trì đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các sở, ngành và UBND cấp huyện thực hiện phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn TP; xây dựng phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng đối với từng loại khoáng sản, đặc biệt với khoáng sản là cát, sỏi.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng có trách nhiệm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản (cát, sỏi) tại Hà Nội, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
"Báo cáo, đề xuất thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, yêu cầu thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng sản (cát, sỏi) không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân" - UBND TP Hà Nội chỉ đạo rõ.
Đặc biệt, với các tổ chức, cá nhân vi phạm đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý, Sở Tài nguyên và Môi trường không được tham mưu UBND TP Hà Nội gia hạn, cấp mới giấy phép khai thác.
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hà Quang Hiện, chánh văn phòng Tổng công ty Ximăng Việt Nam (Vicem), cho biết tình trạng khai thác vượt phép của các công ty thành viên là do thủ tục cấp quyền khai thác mỏ mất rất nhiều thời gian.
Xem thêm: mth.49335452110403202-4-iad-hnav-gnoud-yax-ed-nas-gnaohk-caht-iahk-pehp-pac-neit-uu/nv.ertiout