vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng giá điện doanh nghiệp 'lo đứng ngồi;, mong lộ trình đừng 'gây sốc'

2023-04-02 17:27
Ngành sản xuất lo gặp khó do giá điện tăng trong bối cảnh đơn hàng giảm - Ảnh: N.AN

Ngành sản xuất lo gặp khó do giá điện tăng trong bối cảnh đơn hàng giảm - Ảnh: N.AN

Ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch Hội Dệt may - thêu đan TP.HCM, cho biết việc tăng giá điện sẽ tác động đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp dệt may, khiến các chi phí này đội lên trong bối cảnh đơn hàng đang rất khó khăn, thiếu đơn hàng.

Đơn hàng giảm, giá điện tăng, khó chồng khó

Thực tế sản xuất tại Tổng công ty may Đáp Cầu cũng thấy rõ. Ông Nguyễn Đức Thăng, giám đốc điều hành công ty, cho hay chi phí tiền điện mỗi tháng khoảng gần 400 triệu đồng. Do đó, việc tăng giá điện trong bối cảnh đơn hàng ảm đạm hiện nay cần được cân nhắc kỹ lưỡng về mức tăng và lộ trình.

Theo ông Thăng, hiện nay đơn hàng doanh nghiệp nhận được rất ít, chỉ rải rác một số đơn hàng của tháng 4, tháng 5 còn cuối năm vẫn đang chờ đợi. Các mặt hàng doanh nghiệp chuyên sản xuất là áo jacket, áo khoác… cũng không có nhiều đơn hàng. 

“Chúng tôi không muốn tăng giá điện. Vì hiện nay doanh nghiệp không có việc làm. Các đơn hàng nhận được thì toàn đơn giá giảm, sản xuất lỗ, phải tự bù đắp chi phí. Vì vậy nếu tăng giá điện nữa thì sẽ áp lực rất lớn, khó chồng khó. Trường hợp buộc phải tăng giá điện thì cần cân nhắc mức tăng phù hợp và có lộ trình để doanh nghiệp có sự chuẩn bị” - ông Thăng bày tỏ.

Ông Nguyễn Thanh Trung - chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á - cho biết từ khi EVN công bố lỗ và đề xuất tăng giá điện, doanh nghiệp này đã dự phòng các tình huống có thể xảy ra.

Theo ông Trung, việc tăng giá điện sẽ tác động ngay đến chi phí sản xuất của mọi ngành sản xuất. Đặc biệt với ngành thép nói chung và ngành mạ - đây là những ngành tiêu tốn nhiều điện năng, nên việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng lớn.

Sức mua giảm sút trong khi mọi chi phí đều tăng, theo ông sẽ là gánh nặng lớn với doanh nghiệp nếu giá điện tăng.

Cũng theo các doanh nghiệp, cần phải đảm bảo tính công khai minh bạch trong sản xuất kinh doanh ngành điện. Việc điều chỉnh tăng cần cân nhắc mức phù hợp và lộ trình hợp lý, tránh "gây sốc" và lựa chọn thời điểm khi sức khỏe doanh nghiệp tốt hơn. 

Ngành điện công khai minh bạch thế nào?

Trước đó, tại buổi họp báo về công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN ngày 31-3, Bộ Công Thương đã xác nhận EVN đang lỗ tới trên 26.235 tỉ đồng. Chưa kể, khoản chênh lệch tỉ giá chưa được phân bổ vào giá thành điện lên tới 14.726 tỉ đồng.

Lãnh đạo Bộ Công Thương và EVN đều xác nhận đã có đề xuất các cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh giá điện. Tuy nhiên, do giá điện tác động lớn đến đời sống người dân và kinh tế vĩ mô nên các phương án điều chỉnh giá sẽ được tính toán kỹ lưỡng.

Trao đổi với Tuổi trẻ Online, ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng, thành viên của đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện - cho biết các báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh điện của EVN đều là những báo cáo đã được cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện.

"Chúng tôi đứng ở góc độ bảo vệ người tiêu dùng sẽ rà soát các báo cáo, chi phí mà ngành điện đưa ra. Nếu những chi phí không hợp lý, hợp lệ sẽ phải yêu cầu để loại bỏ ra. Tuy nhiên, qua kiểm tra không có trường hợp như vậy" - ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, EVN là đơn vị mua điện từ nhiều nhà sản xuất điện với chi phí cao, đặc biệt là các nguồn điện than, điện năng lượng tái tạo. Trong khi giá bán lẻ điện bình quân mà EVN bán cho người dân, doanh nghiệp chưa điều chỉnh tăng tương ứng. Vì vậy, nếu giữ nguyên giá bán lẻ điện bình quân hiện nay sẽ gây lỗ cho doanh nghiệp.

Ông Hùng khẳng định các báo cáo kiểm toán được đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện các bộ ngành, đại diện cho người dân, doanh nghiệp thực hiện. Cụ thể là Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Điện lực, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, VCCI tham gia thẩm định nghiêm túc. Sau khi có kết quả kiểm tra đã được Bộ Công Thương họp báo công bố công khai theo đúng quy định về công khai minh bạch của ngành điện.

EVN lỗ hơn 26.200 tỉ đồng, xin điều chỉnh giá điệnEVN lỗ hơn 26.200 tỉ đồng, xin điều chỉnh giá điện

Với khoản lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2022 là hơn 26.200 tỉ đồng, Bộ Công Thương cho biết đã xây dựng phương án điều chỉnh giá điện và báo cáo Thủ tướng.


Xem thêm: mth.45740936120403202-cos-yag-gnud-hnirt-ol-gnom-iogn-gnud-ol-peihgn-hnaod-neid-aig-gnat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng giá điện doanh nghiệp 'lo đứng ngồi;, mong lộ trình đừng 'gây sốc'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools