Từ trước đến nay, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng luôn là một phương thức đầu tư an toàn, tuy không sinh lời cao như nhiều phương thức khác (đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản hoặc kinh doanh…) nhưng điều này đem lại sự ổn định, chắn chắn với mức rủi ro ở mức tối thiểu hoặc gần như không có.
Hình thức cổ điển nhất của gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là gửi tại văn phòng giao dịch và được cấp sổ tiết kiệm minh chứng cho việc khách đã gửi tiền trong một khoảng thời gian nào đó và được hưởng mức lãi suất cụ thể.
Để rút được tiền ra, khách hàng phải mang cuốn sổ tiết kiệm đến văn phòng giao dịch cùng giấy tờ tùy thân để làm thủ tục.
Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng là xu hướng đầu tư tài chính hàng đầu hiện nay của người dân. (Ảnh: NetEase News)
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng đảm bảo được sự an toàn và bảo mật thông tin cho khách hàng. Và câu chuyện của một cô gái Trung Quốc mới đây là một điển hình.
Theo China Times News đưa tin, cô Cao ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã kiếm được hơn 10 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 34 tỷ đồng) sau khoảng thời gian kinh doanh tự do của mình. Không biết đầu tư gì vào số tiền này nên cô đã quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng trong 1 năm để sinh lãi.
Sau khi so sánh các ngân hàng khác nhau, cô thấy rằng chi nhánh Đại Liên của Ngân hàng Cát Lâm là hợp lý nhất, bởi lãi suất của ngân hàng là 4,25%, tiền lãi có thể lên tới 100.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 300 triệu đồng) vì vậy cô đã yên tâm gửi tiền vào ngân hàng đó và ngồi đợi tiền sinh lãi để rút hàng tháng.
Tuy nhiên, chỉ vì bận rộn với công việc kinh doanh mà cô đã quên mất khoản tiền này. Một ngày nọ nhớ ra, cô Cao không khỏi suy sụp khi phát hiện tài khoản của mình đã bất ngờ bị đóng băng chỉ sau vài ngày kể từ khi cô gửi toàn bộ số tiền 34 tỷ đồng vào đó.
Cô Cao vô cùng phẫn nộ khi gửi tiết kiệm toàn bộ 34 tỷ đồng mà bỗng dưng bị đóng băng tài khoản, không có khả năng lấy lại được. (Ảnh: NetEase News)
Không thể chấp nhận điều này, cô ngay lập tức đã đến ngân hàng để tìm nhân viên giao dịch nhằm giải quyết vấn đề, nhưng câu trả lời cô nhận được chỉ là một lời giải thích rằng số tiền gửi của cô đã bị đóng băng do thế chấp theo thỏa thuận, do vậy muốn nhận lại tiền cô Cao phải đợi đến 82 năm nữa.
Cô không khỏi phẫn nộ, bức xúc và khó hiểu bởi với thời gian 82 năm đó, có khi đến chết cô vẫn chưa nhận được tiền gửi cùng số tiền sinh lời. Cô Cao liền đưa các chứng cứ đó là khoản tiền gửi cố định và không có bất kỳ thỏa thuận hay cam kết nào được thực hiện. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng lại khẳng định do đích thân cô đã ủy thác, thông qua công chứng đặt cọc thì ngân hàng mới có thể tiến hành thế chấp số tiền đó.
(Ảnh: NetEase News)
Vừa không giải quyết được vấn đề, vừa từ chối giao dịch, sau khi chờ khoảng một thời gian dài mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng, cô Cao đã liên hệ cho cảnh sát, đồng thời báo cáo với ngân hàng, hy vọng rằng pháp luật sẽ trả lại công bằng và khoản tiền gửi 10 triệu nhân dân tệ của cô có thể lấy lại được.
Sau khi câu chuyện này được đăng tải đã nhận về không về ý kiến trái chiều bởi cách làm việc vô trách nhiệm của ngân hàng mà khiến khách hàng phải hoang mang, lo lắng khi bị mất đi số tiền lớn; đồng thời nhiều người cũng cho rằng cô Cao đã không tìm hiểu kỹ các khoản trong hợp đồng trước khi ký gửi tiết kiệm nên mới rơi vào trường hợp "trời ơi đất hỡi" như này.
Tương tự như cô gái này, trước đó, câu chuyện của anh Đinh ở thành phố Nghĩa Ô, Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang cũng rơi vào bế tắc. Được biết anh Đinh hiện đang làm ăn ở Vân Nam, để thuận tiện cho việc quay vòng vốn, anh đã gửi 5 triệu nhân dân tệ (khoảng 17 tỷ đồng) tiền mặt của mình vào Ngân hàng Hoành Phong ở Lệ Giang, ngân hàng này còn cấp cho anh một chứng chỉ tiền gửi.
Sau đó, anh Đinh bất ngờ được thông báo rằng có xảy ra bất thường trong tài khoản và tiền bị đóng băng, không thể rút được. Điều kỳ lạ là khi anh thắc mắc, ngân hàng lại không thể đưa lời giải thích hợp lý và chỉ nói rằng họ sẽ xử lý việc rút tiền cho anh càng sớm càng tốt khiến anh Đinh vô cùng phẫn nộ và phải báo cảnh sát giải quyết.
Vụ việc từ hai phía đã từng gây chấn động một thời và các hệ thống ngân hàng thời gian đó đã hoàn toàn "mất điểm" cả về uy tín và chất lượng với người dùng. Bởi họ cho rằng việc gửi tiền vào ngân hàng chẳng khác nào "con dao hai lưỡi" và tự đặt câu hỏi liệu mình có trở thành nạn nhân tiếp theo có nguy cơ "mất trắng"hay không?